Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 1.

Chúng ta vẫn thường hay nói vui với nhau rằng chỉ muốn lớn nhanh để được tiêu tiền "thả ga", thay vì mỗi ngày chỉ có một khoản nhất định mà bố mẹ cho để chi tiêu trong ngày. Thế nhưng khi lớn rồi, được tự mình quyết định chi tiêu thì mọi việc lại không hề dễ như tưởng tượng. Đặc biệt là cứ gần độ đến cuối tháng, không ít bạn trẻ đã "xanh mặt" vì chưa hết tháng đã hết tiền.

Trong buổi workshop về quản lý tài chính cá nhân "Đồng tiền đi liền kinh nghiệm" tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM (UEL), anh Lê Bảo Long - Giám đốc Marketing của Batdongsan.com.vn đã chia sẻ những sai lầm trong lối chi tiêu của người trẻ: Mua sắm theo cảm hứng, chi rất nhiều khoản nhỏ rồi tặc lưỡi "rẻ ấy mà", không ghi nhận chi tiêu đầy đủ và không có quỹ dự phòng. Cũng chính vì những điều này mà dẫn đến cách "thiếu trước hụt sau", khó khăn trong việc quản lý tài chính.

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 2.

Song, nói đi cũng phải nói lại, Gen Z sẽ có những áp lực tài chính, khó khăn riêng. Nam Khánh - một nhà sáng tạo nội dung Gen Z chính hiệu cũng đã có những sự "bênh vực" cho thế của mình: "Nói Gen Z là một thế hệ hoang phí thì không đúng vì mỗi thế hệ sẽ có một khó khăn riêng. Mỗi thế hệ đều trải qua những khủng hoảng riêng. Đối với gen Z trải qua 2 cuộc khủng hoảng lớn của thế giới là khủng hoảng tài chính năm 2008 nên các bạn sẽ ảnh hưởng một phần nào khi đang đi học, còn phụ huynh đang đi làm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng một chút về chi tiêu. Tiếp đến là covid-19, có nhiều thử thách đến với các bạn lúc đó. Gen Z có thể vô tư, vô lo nhưng vẫn có sự lý trí rất nhiều trong chi tiêu".

Còn với Meichan, cô bạn cho hay Gen Z gọi vui là thế hệ "vượt sướng", vừa có cuộc sống đầy đủ nhưng cũng nhiều áp lực cần vượt qua: Sẽ có nhiều áp lực vô hình, đồng trang lứa mà nhiều bạn Gen Z đều trải qua. Tuy nhiên, cô bạn cũng nhận thấy thế hệ người trẻ có những góc nhìn rất mới, rất cool: "Các thế hệ trước chẳng hạn như Gen Y thường rất áp lực phải mua nhà nhiều hơn là Gen Z bây giờ. Nhiều bạn trẻ xác định là không cần thiết phải mua nhà ở độ tuổi 30 hay 35 mà cứ đi thuê nhà thôi. Không áp lực chuyện đó mà muốn tận hưởng, trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn là ổn định với một ngôi nhà hay một cái xe".

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 3.

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 5.

"Làm sao để quản lý tiền khi không có nhiều tiền?" là câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn. Tuy nhiên, không phải cứ "bo bo" tiết kiệm hay "tiền đẻ ra tiền" mới gọi là quản lý tài chính thông minh.

Các bước quản lý tài chính lại đến từ những thứ rất đơn giản và gần gũi, dễ làm hơn bạn tưởng. Với lợi thế khi đang là sinh viên, có nhiều cách để tiết kiệm: Sử dụng thẻ sinh viên để được giảm giá cho một số chi tiêu; Chủ động săn sale để không bị động trong việc chi tiền;...

Một chi phí quan trọng chiếm khoảng 40% thu nhập là thuê nhà cũng có thể tiết kiệm bằng cách ở ghép. Ngoài ra, thay vì ăn ngoài đắt đỏ, có thể áp dụng các cách tự đi chợ, nấu ăn theo tuần, nấu một bữa ăn hai,... để vừa đảm bảo dưỡng chất, ngon, sạch mà lại không quá tốn kém.

Nhưng như vậy không có nghĩa quản lý cá nhân hiệu quả là phải tiết kiệm quá mức hay cắt giảm tối đa các chi phí. Những cách thức trên giúp hình thành nên một thói quen để khi kiếm được mức thu nhập lớn hơn như 20 triệu, 30 triệu hay 50 triệu đồng, sẽ có những kỷ luật, tư duy trong việc đạt tự do tài chính dài hạn.

Điều quan trọng là vẫn cần phải đảm bảo xây dựng nền tảng vững chắc về sức khỏe, kiến thức. "Khi các bạn phân bổ chi tiêu, đừng tiết kiệm quá mức để gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các bạn. Nếu cảm thấy phải ăn 50k mới đủ thì cứ tiêu, đừng tiết kiệm vài chục nghìn đồng rồi bù lại sức khỏe về dài hạn không tốt. Mình nghĩ đó là tư duy khá sai lầm. Nếu các bạn đầu tư vào sức khỏe, kiến thức của mình sau này khi đi làm các bạn có cơ hội tìm những công việc thu nhập tốt, kiếm nhiều tiền hơn", anh Lê Bảo Long cho rằng nên đầu tư nhiều hơn và bản thân.


Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 6.

Song, không ít những bạn trẻ dành sự tập trung hơn cho việc đầu tư vào chứng khoán, vàng, bất động sản,... với mong muốn "tiền đẻ ra tiền". Bởi những người trẻ cho rằng đây sẽ là những khoản đầu tư dễ sinh lời nhất. Tuy nhiên, diễn giả Lê Bảo Long lại cho hay: "Giả sử mỗi tháng các bạn tiết kiệm 1 - 2 triệu rồi mang đi đầu tư, dù có lãi 100% thì số tiền cũng không đáng kể so với chuyện sau này đi làm có thể kiếm được mức lương hàng chục, hàng trăm triệu. Nên đôi khi chú tâm vào việc đầu tư với khoản nhỏ sẽ không tốt bằng việc đầu tư vào bản thân.

Chắc chắn sẽ có cảm giác rất khó chịu, thay vì việc bỏ tiền mua chứng khoán, mua vàng lại đi đầu tư vào học tập. Nhưng đầu tư cá nhân về dài hạn bao giờ cũng tốt hơn. Khi đã có một nền tảng ổn định, thì nên đầu tư vào những gì mình hiểu chứ không nên làm chỉ vì người khác cũng như vậy".

Điều này được những bạn trẻ như Nam Khánh, Meichan đồng tình. "Đối với nguồn thu nhập hay số tiền tiết kiệm còn nhỏ thì sẽ có hơi ít lựa chọn để đầu tư. Đặc biệt đầu tư để sinh lời nhiều lại càng khó. Cá nhân mình, ở thời điểm hiện tại sẽ lựa chọn đầu tư cho bản thân. Người làm ra tiền là mình, người mang tiền đi đầu tư cũng là mình. Do đó nếu không có đủ sự nhanh nhạy, kiến thức hay kinh nghiệm sẽ rất khó để mang đi đầu tư kiếm lời.

Đầu tư cho bản thân có thể là đi học thêm ngoại ngữ, học chứng chỉ mới để khi đi xin việc sẽ có một công việc lương cao hơn. Còn sau này khi đã có khoản tiết kiệm, thu nhập khá hơn mình sẽ tiếp tục tìm hiểu để đầu tư những thứ cần nhiều tiền hơn, sinh lời nhiều hơn", Meichan chia sẻ.

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 7.

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 8.

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 9.

Bên cạnh những yếu tố trên thì thuê trọ thông minh cũng là một cách để quản lý tài chính. Không chỉ sinh viên mà cả những người đi làm thì việc thuê nhà luôn được cho là chi phí "bức bối" vì giá bất động sản tăng cao. Chưa kể, để tìm được nhà trọ ưng ý không phải điều dễ.

Tuy nhiên, thế hệ Gen Z nổi bật với khả năng áp dụng công nghệ để tìm tòi, phục vụ nhu cầu cuộc sống nên khá nhiều bạn trẻ đã biết đến những kênh bất động sản uy tín như Batdongsan.com.vn để có nhiều lựa chọn phù hợp. Tại Batdongsan.com.vn, các bạn trẻ có thể tìm nhà thuê nhanh chóng và an toàn hơn với bộ lọc tìm kiếm thông minh, có đủ mọi khu vực cũng như mức giá phù hợp với khả năng tài chính. Có thể dễ dàng kết nối, trao đổi với chủ nhà hoặc các bên cho thuê uy tín nhờ tính năng tin xác thực và môi giới chuyên nghiệp.

Đặc biệt, tính năng lịch sử giá thuê phòng trên Batdongsan.com.vn là một điểm nổi bật được nhiều Gen Z "thả tim" yêu thích. Bởi tính năng này vô cùng hữu ích trong quá trình "deal" giá để không bị "mắc bẫy" thuê nhà giá quá cao so với mặt bằng chung.

Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 10.

Cũng chính bởi những điều tiện lợi này mà Batdongsan.com.vn được coi là một người bạn đồng hành cùng giới trẻ trong hành trình quản lý chi tiêu cá nhân. Bởi khi tìm được những căn nhà thuê ưng ý là tối ưu được các khoản chi trong tháng, tự tin hơn trong việc lập kế hoạch chi tiêu dài hạn.

Cuối cùng, nhìn chung lại với những người trẻ, việc đầu tư vào bản thân ở thời điểm hiện tại vẫn được đặt ưu tiên lên trên hết so với những ước muốn "tiền đẻ ra tiền". Khi bạn đã có một nơi ở đủ an toàn, yên tâm về mọi mặt, hãy tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm các kinh nghiệm cho chính mình. Bên cạnh đó, quản lý tài chính thông minh không đồng nghĩa là tiết kiệm quá mức mà vẫn cần phải chăm lo cho sức khỏe thể chất, tinh thần để hướng đến những mục tiêu lâu dài, bền vững hơn trong tương lai.


Chuyện tiền nong Gen Z: Khoản đầu tư sinh lời nhất chính là đầu tư cho bản thân - Ảnh 12.