Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 1.

Niềm nở chào đón đoàn, Anh Chau Phát - cán bộ VQG U Minh Thượng, vui vẻ: "Chào các anh em thành phố. Những cây con đã được chuẩn bị, chút nữa đoàn lắng nghe và dõi theo tôi làm để trồng đúng kỹ thuật. Có trồng đúng thì mới đảm bảo cây bén rễ và phát triển tốt được". Vừa nói, anh Phát vừa chỉ tay về những bó cây tràm nội (tràm cừ) con đã được sắp xếp gọn gàng. Anh bật mí thêm khu vực trồng đã được phát quang nhiều ngày trước nhưng không dùng cách đốt thực bì để tránh gây thêm khí thải ra môi trường.

Hơn 20 năm làm công việc tuyển chọn, chăm sóc và bảo dưỡng thực vật và hệ sinh thái rừng ngập nước tại VQG U Minh Thượng, anh Phát thuộc lòng từng giống cây, biết cây nào khỏe mạnh, cây yếu ớt dễ bị "quật ngã". Hôm nay, bằng sự hồ hởi, anh Phát tận tình truyền lại kinh nghiệm ấy cho đoàn trồng rừng J&T Express.

Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 2.

Đây là hoạt động trồng rừng trong khuôn khổ chương trình "Kiến tạo tương lai - J&T Express chung sức dự án trồng 1 tỷ cây xanh" do J&T Express phối hợp với Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường) tổ chức.

Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 3.

Ngoài ra, khả năng hấp thụ CO2 tại khu vực đất ngập nước như U Minh Thượng có thể cao gấp 55 lần rừng nhiệt đới nên việc tôn tạo rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu".

Ở VQG U Minh Thượng này, người tận tâm với rừng như anh Phát không ít. Ăn ngủ với rừng, anh cảnh vệ rừng Nguyễn Văn Chặng (43 tuổi) thừa nhận ngày nào không đi thăm rừng, điểm mặt từng khu đất, gặp các loài chim muông, thú rừng là ngày đó "thiếu thiếu". Anh Chặng là người chứng kiến U Minh Thượng thay da đổi thịt, vui với những mầm xanh vươn lên nhưng cũng đau lòng trước những vết sẹo do thời tiết và con người gây ra. Anh nhớ như in thảm họa cháy rừng năm 2002, khi "giặc lửa" ngấu nghiến hàng nghìn hecta rừng tràm, thiêu rụi cả lớp than bùn nghìn năm tuổi. Từ đó, anh càng thêm yêu rừng, quyết tâm bảo vệ, chăm sóc "lá phổi xanh" của quê hương: "Rừng là tài nguyên vô giá của người dân vùng ngập nước chúng tôi.

Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 4.

Với anh Phát, anh Chặng, và tất cả những người tại VQG U Minh Thượng, những công việc vẫn làm mỗi ngày trở nên đáng trân trọng biết bao khi mỗi chiếc cây được trồng mới, những cánh rừng họ đang gắn bó ở đây đều đang mang một sứ mệnh lớn lao. Chung tay với nhau, họ không chỉ giúp bảo tồn khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 2 của Việt Nam, mà còn nâng cao khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần hiện thực hóa cam kết của Chính phủ về mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2050.

Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 5.

Chẳng cứ phải ăn ngủ với rừng mới muốn bảo vệ nơi đây. VQG U Minh Thượng không chỉ là "lá phổi xanh", đây còn là vùng đất đặc trưng, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hoá. Gắn bó với hình ảnh VQG U Minh Thượng, người dân nơi đây hơn ai hết đều mong mỏi khôi phục lại vẻ nguyên sơ của rừng để mang lại giá trị lâu dài cho môi trường và hệ sinh thái. Họ sẵn sàng chung tay góp sức vun trồng, tạo nên những cánh rừng vững chãi để môi trường xanh được đảm bảo, con người được bảo vệ trước sự biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.

"Miễn là thêm cây cho rừng" - Huệ, cô gái 19 tuổi trong đoàn tình nguyện địa phương nói không hề do dự. Gặp Huệ trong buổi trồng rừng cùng đoàn J&T Express, mới biết cô gái trẻ thường xuyên tham gia các đợt trồng rừng cùng các cán bộ VQG U Minh Thượng cho những vùng cây bị xói mòn, hao hụt. Nhưng sức làm vẫn có hạn vì trên bình diện tổng thể, Vườn Quốc gia vẫn còn nhiều đất trống cần vun trồng.

Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 6.

Có rất nhiều người như Huệ, như anh Phát, anh Chặng. Sống ở đây, họ đau đáu về rừng, canh cánh với nỗi mong mỏi rừng sẽ mãi xanh, những cánh rừng vững chãi sẽ được trồng lên vì một tương lai xanh cho tất cả. Đó cũng là điều khiến hoạt động trồng mới 15.000 cây tràm nội trong Vườn Di sản ASEAN thứ 5 tại Việt Nam của J&T Express cùng các tình nguyện viên rất được hưởng ứng. Nhờ đó, thêm diện tích rừng đã được mở rộng cho môi trường. Vùng rừng tràm mới hình thành này sẽ góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn và đặc biệt hấp thụ lượng CO2 giúp cải thiện, cân bằng hệ sinh thái.

Đại diện thương hiệu, Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc chiến lược J&T Express Việt Nam cho biết: "Hoạt động trồng rừng ngày hôm nay là sự chung sức của chúng tôi với mục tiêu lớn và dài hạn của Quốc gia hướng tới Net Zero vào năm 2050. Chúng tôi luôn cam kết mang đến giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng và cộng đồng thông qua các hoạt động mang tính tiếp nối thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội trước những vấn đề chung của đất nước và môi trường".

Đại diện J&T Express cho biết, trong giai đoạn tiếp theo, thương hiệu sẽ tiếp tục phối hợp với TTTT TNMT để duy trì chăm sóc và theo dõi tình hình phát triển của cây từ khi trồng đến khi cứng cáp trong 3 năm. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng đã dành thời gian đến gặp gỡ, thăm hỏi và tặng quà cho những người dân địa phương cùng các thành viên Ban Quản lý đang thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ rừng.

Chuyện những người góp cây xanh mở rộng rừng tự nhiên. - Ảnh 7.