Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 1.

BB Trần, Trinh Phạm và Ninh Tito là những cái tên không còn xa lạ với thế hệ 9X-10X. Cả ba đều được xem như những “hiện tượng mạng” nổi lên cùng với sự phát triển của Internet tại Việt Nam. 

Xuất phát điểm là người mẫu ảnh, BB Trần có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn trẻ năng động, sáng tạo - cũng là những thành viên của BB&BG sau này. Lý do trở thành trưởng nhóm hài đình đám một thời được nam nghệ sĩ kể lại đầy hóm hỉnh: “Từ hồi đi học BB đã được các bạn nữ nhận xét là vui tính. Sau này BB làm mẫu gặp thêm 9 đứa thân thiết nên quyết định rủ lập BB&BG quay parody, mọi người thấy vui nên càng có động lực làm tiếp”.

Khác với BB Trần, Trinh Phạm từng là dân kinh tế trước khi “bẻ lái” sang ngành sáng tạo. Năm 2014, cô sinh viên bắt đầu mày mò, tập đăng tải những video đầu tiên lên YouTube với mục đích chia sẻ kinh nghiệm dùng mỹ phẩm của bản thân.

Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 2.

Là một trong những nhà mạng top đầu, ngày 27/11 vừa qua, FPT Telecom đã tổ chức buổi Workshop “Kết nối & Bứt phá” dành cho các bạn trẻ quan tâm tới ngành sáng tạo nội dung. Tham dự chương trình với vai trò khách mời, các bloggers nổi tiếng như Trinh Phạm, BB Trần đã có những chia sẻ xoay quanh cái duyên bước chân vào “nghề lạ” này.

Giữ vai trò Host chương trình, Ninh Tito từng có thời gian làm việc tại Đài truyền hình, anh chàng được làm quen với YouTube và sớm nhận ra tiềm năng của mảng review ẩm thực trên nền tảng này. Vốn có niềm đam mê ăn uống mãnh liệt, Ninh quyết định nghỉ việc để dành toàn tâm xây dựng kênh, trở thành một trong những food blogger nổi tiếng nhất Việt Nam.

Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 3.

Hơn 10 năm trước, Internet - đặc biệt là YouTube - bắt đầu trở nên phổ biến với giới trẻ Việt Nam nhờ sự nở rộ của trào lưu Vlog và nhóm hài. Các creators phần lớn “làm vì đam mê” chứ chưa thật sự coi đây là một nghề để nghiêm túc theo đuổi. 

Theo thời gian, Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều “đất” hơn cho các hiện tượng mạng tung hoành. Đội ngũ creators dần nhận ra khả năng kiếm tiền từ việc sáng tạo nội dung và nhận được những cơ hội mới từ công việc này. Là một trong bốn nhà cung cấp mạng Internet hàng đầu tại Việt Nam, FPT Telecom tự hào đồng hành cùng sự phát triển của thế hệ trẻ và góp phần đưa “nghề lạ” thành “nghề quen” trong cộng đồng GenZ ngày nay. 

Gắn bó với nghề sáng tạo từ những ngày đầu Internet trở nên phổ biến, BB Trần hồi tưởng: “BB may mắn được trải qua cả 4 giai đoạn internet: Yahoo, Facebook, YouTube và TikTok. Thời đó internet không bùng nổ và tạo nhiều cơ hội như bây giờ, BB làm YouTube rồi share lại lên Facebook nhưng không viral được. Khi ấy việc sản xuất content rất ngắt quãng, tốc độ phát triển chậm chứ không liên tục và đều đặn như các bạn bây giờ”.

Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 4.


Quả thật, dù sinh sau đẻ muộn, TikTok đã tạo ra sự thay đổi trong “luật chơi” của các hiện tượng mạng. Có mặt trong buổi Workshop “Kết nối & Bứt phá”, “Thánh công nghệ” Tuấn Ngọc nhận định: “Nội dung TikTok rất cô đọng, càng lướt càng cuốn và đã thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp giải trí, sản xuất nội dung. Thời 2016, Ngọc làm YouTube khoảng 10 phút, nhưng bây giờ phải thích nghi với thị hiếu, làm sao thu gọn còn dưới 1 phút”. 

Ba năm trở lại đây đánh dấu bước chuyển biến lớn trong thị hiếu người xem, đặc biệt là giới trẻ, khi những nội dung ngắn, thông tin nhanh dần trở thành xu hướng. Nhận ra tiềm năng của nền tảng này, Vương Khánh đã sớm quyết định gia nhập cuộc chơi: “Đợt giãn cách xã hội, 7h sáng Khánh đi làm văn phòng, tối về đi quay. Sau một thời gian thì Khánh mới quyết định nghỉ hẳn việc để làm TikTok fulltime. Thời gian đầu phát quyết tâm dữ lắm, phải đặt mục tiêu từng clip một”.

Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 5.

Đối với những content creators đời đầu, khoảng cách thế hệ và sự thay đổi “thần tốc” của mạng xã hội khiến việc nắm bắt xu hướng trở nên khó khăn. “Chị nghĩ các bạn đều rất giỏi. Hồi xưa làm YouTube cảm thấy rất dễ, nhưng giờ chuyển sang TikTok khó khăn hơn, phải học hỏi từ các bạn rất nhiều. Tuy nhiên, trên TikTok chị gặp nhiều comment toxic quá nên đã phải nghỉ một thời gian rồi mới quay lại nền tảng này”, Trinh Phạm nhận định về thế hệ creators 10X hiện nay.

Nghề “Hiện tượng mạng” ngày càng trở nên phổ biến, đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh tăng nhanh theo cấp số nhân. Vậy những người mới muốn tham gia “chinh chiến” cần chuẩn bị những “vũ khí” nào? Theo BB Trần, các bạn trẻ phải tự tin vào bản thân, dám nghĩ làm làm và không được từ bỏ. Đối với nền tảng TikTok, “hãy có kế hoạch rõ ràng, lường trước các vấn đề nảy sinh bởi nền tảng có tốc độ đào thải rất nhanh” - Tuấn Ngọc gửi gắm lời khuyên tới khán giả. 

Tại Workshop “Kết nối & Bứt phá”, dàn khách mời cũng đưa ra nhận định rằng việc giữ an toàn, đảm bảo thông tin trên mạng đối với những “nhà sáng tạo nội dung số” cũng là điều vô cùng quan trọng. Bảo toàn thông tin cá nhân trên Internet vẫn luôn là bài toán khó, đặc biệt là trong thời đại số khi ai ai cũng đăng nhập thông tin mật như tài khoản ngân hàng, số căn cước công dân,..để mua sắm trực tuyến. Đặc biệt với những bạn trẻ sáng tạo nội dung thì việc đảm bảo an toàn mạng càng trở nên quan trọng khi việc “sống chung với Internet” đã trở thành vấn đề tất yếu. “Điều cốt lõi nhất vẫn là lựa chọn cho mình một nhà mạng uy tín. ” - hot Reviewer Tuấn Ngọc chia sẻ.

Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 6.

Chủ tịch FPT Telecom - ông Hoàng Nam Tiến, cũng là thần tượng của giới trẻ trong đó có đông đảo các bạn content creators, cho rằng các bạn trẻ hiện nay sở hữu những công cụ rất mạnh về công nghệ và thông tin, thuận lợi cho việc tiếp cận, học hỏi kiến thức. Tận dụng lợi thế đó, các bạn cũng cần rèn luyện khả năng thu nạp thông tin, sự kỷ luật và thực tế nếu muốn theo đuổi giấc mơ “hiện tượng mạng”. Đồng thời, ông cũng cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin mang đến rất nhiều mặt lợi, tuy nhiên cũng vẫn tồn tại những mặt tiêu cực như đánh cắp thông tin cá nhân, truy cập vào những nội dung xấu trên mạng,.. Chính vì vậy, ông cho rằng, việc định hướng cho người dùng tận dụng tối ưu đc tài nguyên vô giá này là vô cùng cần thiết. Đó cũng chính là lý do vì sao FPT Telecom năm 2022 luôn chú trọng vào trải nghiệm cá nhân hóa, đồng thời ưu tiên vấn đề an toàn của người dùng lên hàng đầu. 

Với kim chi nam “Luôn lấy khách hàng làm trọng”, FPT Telecom ưu tiên sự an toàn của người dùng lên hàng đầu khi liên tục nghiên cứu và phát triển các giải pháp an toàn mạng được tích hợp trong gói Internet. Năm 2021, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT cho ra mắt Giải pháp an toàn mạng F-Safe: Online an toàn, giúp chặn những nội dung tiêu cực, nội dung xấu, bảo vệ không gian mạng cho Khách hàng, đồng thời các chương trình giới hạn độ tuổi trên Truyền hình FPT Play kiểm soát nội dung cho trẻ em cũng được chú trọng. 

Không chỉ là kết nối mạng, FPT Telecom còn thường xuyên tổ chức các hoạt động, sự kiện để kết nối người với người trong cộng đồng. Workshop “Kết nối & Bứt phá” không chỉ giúp những bạn trẻ GenZ có cái nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề sáng tạo, mà còn là cơ hội để các bạn có thể giao lưu, lắng nghe chia sẻ của những content creators kỳ cựu. Qua buổi Workshop ý nghĩa ngày 27/11, FPT Telecom khẳng định vị thế một trong những đơn vị đi đầu trong ngành Viễn thông, đồng hành cùng người trẻ trên hành trình bước vào thời đại số hóa. 

Chuyện “Hiện tượng mạng”:  Khi “nghề lạ” bỗng hóa hóa nghề quen - Ảnh 7.