Những câu nói như "chưa hết tháng đã hết tiền" hay "đầu tháng ăn uống như bà hoàng, cuối tháng mì tôm cầm cự qua ngày" chắc hẳn không còn xa lạ với hội sinh viên. Ở độ tuổi đôi mươi, những ngày tháng đầu mới xa nhà, phần lớn người trẻ đều rơi vào cảnh chi tiêu quá tay. Chẳng hạn, có những tháng được "rủ rê" mua sắm quần áo thiếu kiểm soát hay đi ăn ngoài nhiều lần, tình trạng hết tiền khi mới quá nửa tháng là kết quả có thể đoán trước được.
Nhiều sinh viên sẽ được bố mẹ hỗ trợ về mặt tài chính khi đi học đại học. Bên cạnh đó, một số Gen Z không ngại "xông pha" đi làm thêm, dù vậy vẫn không đủ tiền chi tiêu. Tuy nhiên, có phải phần lớn hội sinh viên đều vậy?
Hội sinh viên hiện tại đều là Gen Z - những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Đây là thế hệ đầu tiên lớn lên với khả năng truy cập Internet và công nghệ kỹ thuật số từ khi còn nhỏ và được mệnh danh là "người bản địa kỹ thuật số". Có lẽ bởi vì ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của công, Gen Z sở hữu "chất riêng" hoàn toàn khác so với những thế hệ khác.
Quả thật, một số sinh viên sẽ gặp phải những trường hợp "dở khóc dở cười" như cuối tháng phải cầm cự qua ngày bằng cách ăn uống "tiết kiệm" hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận Gen Z rất nỗ lực để cải thiện nền tảng tài chính cá nhân. Nhờ sự phát triển của Internet, Gen Z tiếp cận với khái niệm tài chính rất quan, họ có mối quan tâm đặc biệt đến câu chuyện tiền bạc.
"Mình bắt đầu học cách tiết kiệm từ năm nhất đại học. Những tháng đầu tiên xa nhà đi học, một phần bởi vì được người thân gia đình cho một ít tiền coi như quà đậu đại học cho nên trong túi rủng rỉnh. Hơn thế nữa, mình cũng chưa học cách quản lý ngân sách, do vậy chi tiêu quá tay dẫn đến nhiều lần đúng nghĩa phải ăn mì tôm cầm cự. Song, đó cũng là trải nghiệm giúp mình hiểu hơn tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền, chi tiêu hợp lý. Mình đã lên mạng để tìm thông tin về những bước cơ bản nhất để kiểm soát tài chính cá nhân", Mai Anh (20 tuổi) thổ lộ khi nhớ về quãng thời gian đầu năm nhất của bản thân.
Không chỉ học cách tiết kiệm hơn, Gen Z cố gắng cân bằng giữa tích lũy và đầu tư "tiền đẻ ra tiền". Nhiều bạn trẻ đã biết đến đầu tư từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thậm chí "chốt lời", có nguồn thu nhập thụ động. Bắt đầu với số vốn nhỏ để cọ xát với lĩnh vực mới cho đến số tiền lớn hơn, hầu hết Gen Z tuy luôn có sự liều lĩnh trong mọi quyết định, không ngại thử thách nhưng vẫn luôn trong tầm kiểm soát.
Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên đã cùng nhau để tập tành kinh doanh, chẳng hạn mở shop bán hàng online hay tiệm cà phê. Ngoài ra, không khó để bắt gặp những bạn trẻ đã mua nhà ở độ còn rất trẻ. Đối với họ, bất động sản là loại hình luôn tăng trưởng theo thời gian, do vậy, mua nhà vừa có thể ổn định chỗ ở, vừa là tài sản "kiếm lời" trong tương lai.
Mong muốn có tài sản lớn, coi trọng tiết kiệm nhưng Gen Z không ngại chi tiêu cho trải nghiệm. "Mình luôn trích ra một khoản tiền để đi du lịch và trải nghiệm những hoạt động mới như đi bảo tàng, tham quan các di tích lịch sử. Điều này giúp mình mở mang đầu óc cũng là cách tốt để thư giãn sau những học hành, "chạy deadline" không hồi kết", Hoàng Nhi (19 tuổi) chia sẻ.
Với Gen Z để trung hòa giữa nhu cầu và mong muốn, họ học cách lập ngân sách và quản lý chi tiêu rõ ràng ngay từ đầu.
Ngoài nhận hỗ trợ từ bố mẹ, để có dòng tiền vào vững mạnh hơn, một bộ phận sinh viên lựa chọn đi làm thêm. Đây là cách không chỉ giúp có thêm nguồn thu nhập mà còn giúp người trẻ có trải nghiệm trong thị trường lao động. Bên cạnh đó, họ cũng đầu tư và đầu tư tích lũy để kiếm tiền ngay cả trong khi ngủ.
Với sự bùng nổ của các trang thương mại điện tử hiện nay, phần lớn Gen Z lựa chọn mua sắm trực tuyến để tiện lợi cũng như trực tiếp hơn. Không còn xa lạ gì hình ảnh của các anh shipper "bày gian hàng" ở một góc sân trường chờ các bạn sinh viên xuống nhận đồ.
"Mình thường xuyên mua đồ trực tuyến để không tiết kiệm thời gian di chuyển. Bên cạnh đó, mình thường xuyên lên danh sách các món đồ theo thứ tự ưu tiên để mua rồi chọn trước vào giỏ hàng. Khi đến ngày giảm giá mạnh, mình chỉ việc áp mã giảm giá và thanh toán sẽ tránh được các trường hợp như đi mua sắm ‘vào mood' quá nên chi tiêu thiếu kiểm soát", Hạ Anh (20 tuổi) chia sẻ.
Đối với những bạn sinh viên chưa khá giả và hoàn toàn độc lập về tài chính, câu nói "tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó" chắc hẳn sẽ giúp Gen Z tiết kiệm hơn rất nhiều. Với mua sắm online đặc biệt qua ứng dụng Shopee, bạn sẽ nhận được vô vàn mã giảm giá không chỉ trên mỗi sản phẩm mua mà còn "săn" được nhiều mã miễn phí vận chuyển
Khi sử dụng tài khoản thanh toán VietinBank, Gen Z mặc nhiên sẽ nhận được nhiều "món hời" hơn nhờ chương trình ưu đãi VietinBank liên kết với ví ShopeePay.
Khác với thế hệ trước, luôn đặt tiết kiệm lên ưu tiên hàng đầu, Gen Z cố gắng trung hòa giữa "tích lũy" và "chi tiêu hưởng thụ". Cuộc sống hiện tại khá "hối hả", nhiều áp lực và điểm số đè nặng trên vai sinh viên.
Chưa kể đến với làn sóng sa thải hàng loạt giữa tình hình kinh tế nhiều biến động, người trẻ khá mông lung về tương lai của bản thân. Không biết liệu mình có thể tìm được một công việc khi ra trường hay không hay làm sao để có thể vượt qua được những khủng hoảng trong học tập và công việc mùa cuối năm.
Do vậy, những bữa đi chơi hay đi ăn cùng bạn bè là liệu pháp tốt nhất để tách bản thân ra khỏi những lo lắng về tương lai phía trước. "Vào mùa thi, mình thường cảm thấy căng thẳng đến mức tự hỏi bản thân nỗ lực đến vậy để làm gì. Tương lai mông lung, áp lực điểm số có bằng giỏi ra trường hay mức thu nhập sao cho bằng bạn bè khiến mình cảm thấy mệt mỏi. Những lúc như vậy, mình thường sẽ đi xem phim, uống cà phê, đôi lúc không chịu nổi nữa, mình sẽ book vé máy bay đi đâu đó thư giãn".
Dù vậy, điều đó không có nghĩa Gen Z sẽ "vung tiền qua cửa sổ", chỉ cần có thể giải tỏa áp lực liền chi tiền. Họ vẫn cố gắng tiết kiệm trong từng khoản cho trải nghiệm hưởng thụ, chẳng hạn đặt qua các ứng dụng hay thanh toán không tiền mặt để tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó, một số sinh viên chia sẻ rằng bản thân sử dụng hình thanh toán không tiền qua thẻ và ví điện tử giúp dễ dàng kiểm tra lịch sử giao dịch, theo dõi dòng tiền ra vào. "Mỗi khi ra ngoài, mình chỉ cầm theo 1 chiếc điện thoại, không cần túi xách lỉnh kỉnh. Mỗi lần chi tiêu gì, mình để thanh toán không tiền mặt bởi vì sẽ lưu lại lịch sử giao dịch trong ứng dụng. Cuối ngày về, mình dễ dàng liệt kê lại các khoản chi trong ngày, từ đó điều chỉnh cách chi tiêu sao cho hợp lý hơn", Ngọc Anh (18 tuổi) chia sẻ.
Thấu hiểu mong muốn của sinh viên nói riêng và Gen Z nói chung, VietinBank cam kết luôn nỗ lực đồng hành và mang đến các chương trình phù hợp nhất với giới trẻ. Ngay cả trong những nhu cầu cơ bản như mở thẻ để dễ dàng thanh toán hơn trong thời đại công nghệ 4.0, bạn vẫn có thể kiếm "món hời" từ VietinBank. Chỉ với thao tác mở tài khoản online đơn giản trên ứng dụng Ngân hàng số - VietinBank iPay Mobile, bạn sẽ nhận ngay 50 nghìn đồng.
Hơn thế nữa, VietinBank liên kết với ví ShopeePay mang đến rất nhiều chương trình khuyến mãi. Không chỉ bắt kịp với xu hướng hiện tại của Gen Z, tiện lợi - nhanh chóng - hiện đại thông qua hình thức thanh toán không tiền mặt, mà còn hàng loạt voucher cho những dịch vụ "gắn liền" với thế hệ này. Dù đi xem phim, du lịch, hay đi taxi Gen Z hoàn toàn được nhận chiết khấu cao.
Sinh viên ngày nay đã khác trước rất nhiều, chủ động hơn trong câu chuyện tài chính, không ngừng phấn đấu để có nền tảng tài chính cá nhân tốt hơn. VietinBank sẽ là người bạn thân thiết đồng hành, điểm tựa vững chắc cùng Gen Z trên hành trình chinh phục thử thách để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân và xa hơn là tự do tài chính.