Phòng làm việc của ông Trương Quốc Hùng có hai món đồ trang trí đặc biệt. Một là bức ảnh chân dung ông, với nền là toàn bộ nhân viên VinBrain, hai là Captain America… nhồi bông.
‘Nhân dịp sinh nhật tôi, bộ phận nhân sự có ý tưởng ghép ảnh của tôi với background là từng nhân viên, vừa thể hiện niềm tin của các bạn vào founder là tôi, vừa thể hiện tinh thần "one team", tức là tất cả đều hội tụ, hướng về nhau để cùng đi xa hơn’ - ông Hùng giới thiệu bức ảnh và chia sẻ thêm: ‘Tôi có 25 năm sống ở Mỹ, 11 năm ở Canada, cho nên lúc từ Mỹ về, các bạn ấy đặt cho tôi nickname là Captain American (cười). Tôi nghĩ là nickname đó cũng phù hợp với tôi. Vì để một lãnh đạo thực sự thành công, có thể giúp đội ngũ đi nhanh và phát triển, không chỉ cần định hướng, tầm nhìn mà còn phải hiểu rõ chi tiết. Lúc nào cần chi tiết thì chi tiết, lúc nào cần định hướng, cần tầm nhìn thì có tầm nhìn’.
Có hai lý do chính yếu, khiến tôi quyết định rời Microsoft, trở về Việt Nam, xây dựng một công ty công nghệ Y tế.
Thứ nhất, trong lần chăm sóc mẹ đột quỵ, tôi đã thấy được ‘nỗi đau’ của nhiều người dân khi họ phải chờ đợi rất lâu để được thăm khám, nhất là ở những bệnh viện nổi tiếng. Thời điểm đang làm việc ở Microsoft, chấp nhận bỏ hết tất cả, để về Việt Nam, tôi tự nhủ nhất định phải giải bài toán có ý nghĩa với con người. Và điều quan trọng nhất với con người chính là bài toán Y tế, vì không gì quan trọng bằng chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đại dịch COVID-19 đã khiến thế giới mất hơn 12.000 tỷ USD, hàng trăm triệu người nhiễm, hàng triệu người thiệt mạng, thế giới càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của công nghệ Y tế. Cá nhân tôi cho rằng, cùng với công nghệ xe điện tự hành, công nghệ Y tế sẽ là lĩnh vực tiềm năng của thập kỷ này và cả trong tương lai.
Thứ hai, tôi có một mong muốn chất chứa, có thể nói là một khát vọng, xây dựng nên một công nghệ chuyên sâu, một công nghệ lõi do người Việt Nam làm chủ.
Các bài toán trước đây tôi từng giải ở Microsoft chủ yếu tập trung vào tính hiệu quả, chính xác. Với tôi, thời điểm này, bài toán Y tế là quan trọng hơn, là ý nghĩa nhất. Giải một bài toán mới, là tự mình tái tạo lại chính mình, để mình có động lực học hỏi, phát triển và đi xa hơn.
Thật sự rất may mắn, khi về nước, tôi có cơ hội gặp Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và chia sẻ ý tưởng của mình. Tôi đã nhận được sự ủng hộ và đầu tư từ Vingroup để phát triển bài toán ý nghĩa này nên đã quyết định trở về và thành lập VinBrain.
Có hai mặt, thuận lợi thì nhiều hơn (cười).
Thứ nhất, khi chưa có một công ty nào lãnh đạo, hay lớn nhất, có nghĩa là VinBrain có cơ hội để phát triển, đi xa và làm lớn, có thể trở thành lãnh đạo của ngành chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ chuyên sâu.
Thứ hai, điều này giúp VinBrain có cơ hội đi tiên phong, và người đi sau sẽ khó có cơ hội để cạnh tranh. Chính vì thế, hôm nay, VinBrain có thể tự hào là top 1 về công nghệ AI trong HealhTech ở thị trường Việt Nam.
Còn bất lợi, khi là người đi đầu, chúng tôi phải vừa học, vừa hoàn thiện chấp nhận thất bại và phải học thật nhanh từ những thất bại đó, để thay đổi chính mình. Phải làm được những điều đó, mình mới có khả năng mang công nghệ làm chủ bởi người Việt ra thế giới.
Điều quan trọng nhất, VinBrain hiện đã là top 1 Việt Nam về công nghệ AI trong Y tế với hơn 120 bệnh viện trong và ngoài nước đang triển khai và sử dụng DrAid™. Thứ hai, VinBrain là đơn vị duy nhất tại Đông Nam Á có phần mềm DrAid™ đạt chuẩn FDA - chuẩn đánh giá cao nhất của ngành Y tế thế giới, đưa Việt Nam thành 1 trong 6 quốc gia sở hữu sản phẩm AI hỗ trợ phát hiện bất thường tràn khí màng phổi X-quang lồng ngực được FDA chấp thuận. Thứ ba, bài toán HealthTech là bài toán khó hiện thực hóa nhanh chóng, chưa có người đứng đầu trên thế giới nhưng lại có tiềm năng ‘khủng’, bài toán nghìn tỷ đô.
Một điểm quan trọng nữa, VinBrain từng giành chiến thắng tại Giải thưởng Quốc tế Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo ACM SIGAI năm 2021. Trước đó, giải thưởng từng được trao cho Microsoft vào năm 2019 và mới nhất là Sony vào năm 2022 (năm 2020 bị gián đoạn do COVID-19). Các công ty từng đạt giải này, Microsoft trị giá 2.000 tỷ USD, Sony 80 tỷ USD, và thứ ba là VinBrain - một công ty mới chỉ hơn 3 năm tuổi.
Nếu so sánh với những công ty trong cùng ngành ở Hàn Quốc, Ấn Độ hay Israel… thì VinBrain đi nhanh hơn ít nhất 3-5 lần. Tôi nghĩ điều đó đã giúp Microsoft có niềm tin ở công ty VinBrain, vừa làm chuyên sâu, đạt chuẩn FDA, vừa đi nhanh gấp 3 lần, thậm chí là 5 lần, so với những công ty khác trên thế giới.
Ngoài ra, thị trường Việt Nam đang phát triển ở tốc độ vượt bậc, là nơi được rất nhiều người quan tâm, nên Microsoft cũng muốn tìm những đơn vị top 1 Việt Nam, để triển khai bài toán Y tế.
Một điều thuận lợi là tôi đã từng có cơ hội ở vị trí lãnh đạo cấp cao của Microsoft, nên yếu tố niềm tin càng được đẩy cao.
Chuyện một tập đoàn lớn như Microsoft, ký hợp tác chuyên sâu với VinBrain, một startup, là đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, rất có ý nghĩa. Tập đoàn lớn, họ rất chọn lọc và hạn chế trong việc ký kết hợp tác nghiên cứu & phát triển với các công ty đang phát triển startup, nhưng chúng tôi có những điểm mạnh ‘unique’ của mình. Ngoài ra, VinBrain thuộc Tập đoàn Vingroup, cũng là một yếu tố rất quan trọng cho sự chọn lựa. Lý do bởi Vingroup được giới truyền thông quốc tế đánh giá như đại diện cho một thế hệ doanh nghiệp Việt Nam mới năng động, có tầm cỡ và uy tín ngày càng cao trên thị trường quốc tế.
Theo như tôi biết thì mất gần 1 năm. Mà vậy là nhanh đó (cười). Ký kết với Microsoft phải trải qua nhiều thủ tục, điều lệ… nhất là Microsoft lại rất cẩn trọng trong việc ký kết với startup, vì họ rất cân nhắc chuyện một startup có thể tuân thủ các điều lệ của một tập đoàn lớn như Microsoft hay không, có bảo đảm được chất lượng, tính bảo mật hay không.
Thứ nhất về hạ tầng, nền tảng đám mây toàn cầu và hệ thống bảo mật thông tin của Microsoft là số 1 thế giới. Lưu trữ, bảo vệ dữ liệu người dùng, khả năng nhân rộng và triển khai toàn cầu là điều VinBrain rất quan tâm.
Đặc biệt, cao hơn Infrastructure as a Service (IaaS), là Platform as a Service (PaaS), thì chỉ có vài đơn vị trên thế giới có thôi và Microsoft là một trong số đó. Đức, Anh hay Pháp, Canada… họ vẫn dùng Microsoft vì khó có nơi nào có thể làm platform service được như họ. Phải lựa chọn đúng đơn vị có thể cho mình nền tảng vững vàng và lâu dài, công ty mới trường tồn trong việc phát triển.
Hợp tác với Microsoft cũng giống như hổ thêm cánh, có nghĩa là VinBrain sẽ được đứng trên vai người khổng lồ, để mang được công nghệ của người Việt triển khai rộng rãi trên toàn cầu. Ví dụ như bài toán là về sàng lọc Lao phổi, sẽ tác động đến hàng tỷ người trên thế giới, những người cần sàng lọc ở châu Phi, châu Á, Nam Mỹ…
Sự hợp tác với Microsoft có thể coi là hợp tác chiến lược chuyên sâu và lâu dài, hai bên đều có lợi. Thứ nhất, Microsoft và VinBrain sẽ hợp tác chia sẻ dữ liệu, thông qua sức mạnh lưu trữ và chức năng của Microsoft Azure, cùng với kho dữ liệu khổng lồ của VinBrain DrAid™. Thứ hai là sự kiểm định chéo công nghệ của hai bên, và thứ ba là sự hợp tác trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Và tầm quan trọng cho kinh doanh, Go-to-Market toàn cầu cùng nhau.
Đầu tiên, việc VinBrain là đơn vị vừa trẻ, vừa ở một quốc gia đang phát triển, mà lại được một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới quan tâm, tôi nghĩ đây là cơ hội ‘không gì bằng’ trong thời điểm này, để nhiều sản phẩm HealthTech của người Việt, do người Việt làm chủ đi ra thế giới.
Với sự kiện ký kết này, cùng với chuẩn FDA mà VinBrain đạt được, tôi mong muốn có thể tạo thành một hệ sinh thái để nhiều công ty ở Việt Nam phát triển AI cho Y tế cùng tham gia vào nền tảng DrAid™ của VinBrain, để cùng đi xa, chứ không hẳn chỉ là một mình VinBrain giải hết tất cả những bài toán này. Điều chúng tôi muốn là trở thành cây cầu, để có thể cùng nhau đưa công nghệ Việt Nam đi xa hơn.
Bài toán Y tế là bài toán hàng nghìn tỷ USD. VinBrain không chỉ có DrAid™, mà còn sở hữu hệ sinh thái trong Y tế với những bài toán về chăm sóc sức khỏe từ xa cho những chuyên khoa đặc biệt, như tâm lý, sức khỏe tâm thần hay việc chẩn đoán hình ảnh từ xa… Rộng hơn, việc giải những bài toán này cũng sẽ góp phần giải quyết sự bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ Y tế, trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng.
VinBrain cũng có hệ thống nền tảng gắn nhãn mà hiện nay đã được sử dụng rộng rãi bởi những đại học danh tiếng như Stanford, Harvard, Toronto hay là UC (University of California, San Diego) và thí điểm với Truveta, công ty Mỹ với khối dữ liệu Y tế lâm sàng ‘khủng’ - hơn 16% thị trường Hoa Kỳ. Hệ thống này được họ sử dụng trong việc làm sạch dữ liệu, gán nhãn, quản lý dữ liệu.
Và cuối cùng là SenMe - nền tảng chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người dùng với chatbot thông minh và cá nhân hóa đầu tiên. Mỗi người dùng sẽ có được một người bạn ‘buddy’ biết lắng nghe và đồng hành xuyên suốt. Ngoài ra, người dùng được góp ý nhằm giảm căng thẳng từ xa 24/7. Từ đó, SenMe giúp bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận dễ dàng và được giúp đỡ đúng lúc. Hơn thế, hồ sơ sức khoẻ của người dùng còn được lưu trữ suốt đời giúp dễ dàng theo dõi cùng cải thiện sức khỏe theo thời gian.
Số hóa là một mục tiêu quan trọng với ngành Y tế hiện nay, mà không phải chỉ số hóa một cách rải rác, mà số hóa phải tập trung, triệt để. Nếu người bệnh vẫn còn dùng sổ khám bệnh giấy, mỗi lần bỏ quên lại một sổ mới, thì không có tính liên tục. Điều trị phải cần có tính liên tục, cần theo dõi tiền sử bệnh theo thời gian, đây là điều rất quan trọng trong khám, chữa bệnh.
Mặt khác, tôi cũng cho rằng, hợp tác này không chỉ quan trọng với VinBrain, mà còn quan trọng với Việt Nam, vì trước giờ, Microsoft chưa bao giờ ký hợp tác chiến lược R&D ở Việt Nam. Đây là một bước đi đột phá. Một bài toán tiềm năng như HealthTech, trị giá vài nghìn tỷ, mà Microsoft lại có niềm tin vào một công ty Việt Nam.
Khi tiếp cận bài toán Y tế, tôi đã xác định là khó rồi (cười). Có thể nói là bài toán khó nhất trong tất cả những bài toán khó, vì vừa ứng dụng công nghệ cao như AI, và lại trong lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi cao như Y tế.
Vậy niềm tin mà người ta dành cho VinBrain đến từ đâu? Tôi cho rằng, thứ nhất là bề dày của lãnh đạo, của công ty. Thứ hai, là những thành tựu, gặt hái của đội ngũ. VinBrain thành lập đến nay đã được hơn ba năm, chúng tôi đặt ra mục tiêu và luôn quyết liệt để hoàn thành những mục tiêu đó. Tôi rất tự hào khi có đội ngũ quyết liệt, đam mê và không bỏ cuộc.
Thứ nhất, tôi nghĩ là dám nói, dám làm.
Thứ hai, để tổ chức giải những bài toán Y tế, con người của VinBrain phải có tâm.
Điểm quan trọng tiếp theo của VinBrain là sự kiên trì. Chúng tôi chấp nhận một bài toán khó, cũng biết khả năng thất bại rất cao, nhưng đã chọn lựa thì mình phải sống với sự lựa chọn đó, không thể là bỏ nửa chừng được, never give up.
Văn hóa của VinBrain, cũng giống như là những màu sắc mà VinBrain lựa chọn trên logo của mình. Màu đỏ là đam mê, màu xanh dương là niềm tin, sự tin cậy hay là màu vàng đầy năng lượng, màu xanh lá cây là sức sống. Và một màu rất là quan trọng trong việc làm công nghệ, đó là màu tím, tượng trưng cho sự sáng tạo.
Những giá trị cốt lõi này, không chỉ là của riêng con người VinBrain, mà đi đúng theo văn hóa cốt lõi của tập đoàn Vingroup, là đơn vị đã đầu tư cho VinBrain. Chữ Vin, là bắt nguồn từ những văn hóa của Vin, từ những chữ vàng: ‘tín, tâm, trí, tốc, tinh, nhân’.
VinBrain lấy những giá trị cốt lõi đó, đưa vào trong một công ty công nghệ để xây dựng văn hóa của một công ty công nghệ, nhưng không làm mất đi cái gốc của một tập đoàn tư nhân, lớn nhất Việt Nam và đang đi ra thế giới.
Ở VinBrain, chúng tôi đã hướng ra thế giới ngay từ ngày đầu rồi.
Một may mắn cho tôi là đã từng làm việc ở Microsoft, sống ở Mỹ, Canada. Nên khi về lại Việt Nam, góc nhìn của tôi vẫn là global view, tức là góc nhìn mang tính toàn cầu cho bài toán HealthTech, ngay từ ngày đầu startup. Điểm lợi của việc này là tôi nhìn xa và đòi hỏi cao, nên chúng tôi đã đặt ra mục tiêu thì sẽ làm cho được.
Năm đầu tiên, chúng tôi tập trung xây dựng đội ngũ, chọn lọc nhân sự phù hợp từ những nơi giỏi nhất trên thế giới: Microsoft, Samsung, Amazon, Adobe… về làm việc với VinBrain cho bài toán HealhTech. Ngoài ra, xây dựng liên kết và hợp tác nghiên cứu chuyên sâu với đại học đầu ngành trên thế giới như: Stanford, Toronto, UC San Diego, Harvard; cùng bệnh viện đầu ngành: ĐH Y Dược TPHCM, BV 108, BV K, BV Trung Ương Huế, BV Trung Ương Thái Nguyên, hệ thống BV Vinmec... và cuối cùng quan trọng nữa là lực lượng các bác sĩ giỏi nhất trong và ngoài nước.
Năm thứ hai, chúng tôi là đưa ra sản phẩm đầu tiên về AI, đúng như cam kết tháng 6/2020. Và với việc đưa ra sản phẩm sớm, được đánh giá thí điểm liên tục, sang năm thứ ba, sản phẩm đã có tới 80 bệnh viện sử dụng và đạt giải thưởng quốc tế (Giải thưởng Quốc tế Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo ACM SIGAI năm 2021).
Năm thứ tư, chúng tôi quyết liệt đạt sự chấp thuận của FDA, là chuẩn cao nhất, là giấy thông hành để có thể bán sản phẩm qua thị trường Mỹ và thị trường thế giới. Và công nghệ của VinBrain đã được triển khai tại 126 bệnh viện, không chỉ ở Việt Nam mà đã có mặt ở thị trường Đông Nam Á như Myanmar, hay đối tác bên Mỹ là Ferrum Health đã triển khai qua New Zealand và một vài bệnh viện ở bên Mỹ rồi.
Ferrum Health đã chủ động tìm kiếm VinBrain để hợp tác. Khi lựa chọn giữa VinBrain và đối thủ - là một công ty đã đi trước VinBrain tới 6 năm ở Hàn Quốc, họ đánh giá chất lượng của VinBrain cao hơn, nhất là trong những bài toán mà họ cần. Đó cũng là điều rất khích lệ đội ngũ phát triển của chúng tôi.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyện phải làm, chứ không phải đạt được như vậy là đã thỏa mãn (cười). Tôi nghĩ rằng, khi đã trải nghiệm ở thị trường toàn cầu, mình càng phải biết mình ở đâu, mình cần phải tập trung kinh doanh làm gì. Đó là điều rất là quan trọng để có thể đi xa và trường tồn.
Tới đây, VinBrain sẽ bước vào giai đoạn quan trọng, là kinh doanh và phát triển. Kinh doanh không chỉ trong thị trường Việt Nam, mà còn ở Mỹ, và thị trường toàn cầu.