Nhắc đến bữa cơm nhà, hình ảnh đầu tiên bạn nghĩ ngay đến là gì? Có phải đó là đĩa cá kho đậm đà thơm lừng, bát canh chua dìu dịu hay chén cơm trắng dẻo thơm? Còn cảm xúc thì sao? Chắc hẳn sẽ là sự ấm áp và hạnh phúc khi gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ món ăn và những câu chuyện thường nhật. Mỗi món ăn quen thuộc ngon lành, chứa đựng cả tâm huyết của người nấu giúp cả nhà no bụng và sưởi ấm tâm hồn, cảm nhận rõ rằng mình được yêu thương thầm lặng, trọn vẹn.
Có được những giây phút đáng nhớ ấy là bởi mẹ – người dành cả đời để ghi nhớ từng sở thích, từng khẩu vị của mọi thành viên trong gia đình. Mẹ luôn biết con thích món gì, món nào khiến bố ăn nhiều hơn một chút, món nào tốt cho sức khỏe của ông bà, dù chẳng ai nói ra. Nhưng khi đổi lại câu hỏi, “Món mẹ thích ăn nhất là gì?” hoặc “Khẩu vị mẹ yêu thích ra sao?”, không ít bạn trẻ trả lời chưa đúng hoặc lặng im rất lâu. Có lẽ, chúng ta đã quen nhận yêu thương từ mẹ qua những bữa cơm nhà, nhưng đôi khi lại quên hỏi mẹ cần gì, muốn gì.
Cũng tham gia trả lời phỏng vấn giống Hoàng Việt, Minh Sơn (sinh năm 1996) khá tự tin rằng mẹ cũng thích nhất món canh khoai mỡ giống mình nhưng điều này có đúng? Câu trả lời đầu tiên của mẹ Minh Sơn khi được con trai gọi điện thoại hỏi món ăn yêu thích lại là “Không, không mua gì cả”. Chỉ đến khi Minh Sơn hứa là chỉ hỏi chứ không mua gì thì mẹ mới trả lời là “món bún chả rươi” khiến Sơn không khỏi bất ngờ. Có thể thấy, mẹ luôn hy sinh và đặt lợi ích của gia đình lên trước bản thân, nhưng lại rất hiếm khi bày tỏ mong muốn cá nhân. Câu chuyện của các bạn trẻ cho thấy rằng đôi khi chúng ta không thật sự hiểu được những điều mẹ thích, vì mẹ hiếm khi bày tỏ, và tình yêu của bà thường được giấu kín trong những hành động chăm sóc lặng lẽ.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi câu chuyện nhưng dường như điểm chung chính là: Với mẹ, bữa cơm gia đình không phải để ưu tiên bản thân, mà là để mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mọi người. Tình yêu của mẹ được gửi gắm thầm lặng trong căn bếp nhỏ, nơi mẹ vừa nấu ăn vừa chăm chút từng chi tiết: con thích món nào, bố kiêng món gì, món ăn nên mặn hay nhạt ra sao để vừa vặn khẩu vị cả nhà. Mỗi bữa cơm đều là một tác phẩm đầy yêu thương, nơi mẹ đặt cả sự tận tâm và thấu hiểu không lời.
Bữa cơm nhà cũng là khoảnh khắc gắn kết, giây phút ấm áp tràn ngập tình yêu thương. Đó là nơi những đứa con tìm lại được hạnh phúc, sự an yên, chở che khi nhớ về gia đình. Với những người xa nhà, bữa cơm nhà lại càng đặc biệt hơn. Đó là túi đồ ăn mẹ tỉ mẩn chuẩn bị gửi lên thành phố, chứa đủ món ăn đậm “hương vị quê nhà.” Đó là thức ăn, cũng là tình yêu, là hơi ấm, là sự chăm lo chu toàn mà mẹ muốn con mang theo đến bất kỳ nơi nào.
Nhưng đồng thời, cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả cũng đang dần đẩy bữa cơm nhà ra xa khỏi thói quen của nhiều người Việt, đặc biệt ở các đô thị. Theo báo cáo Kinh doanh Ẩm thực tại Việt Nam của iPOS, xu hướng ăn ngoài ngày càng phổ biến: hơn 17% người Việt ăn hàng mỗi ngày và gần 30% ăn ngoài 3-4 lần một tuần, con số này tăng cao hơn hẳn so với năm 2022. Một khảo sát khác từ Q&Me cũng chỉ ra rằng, người dân thành thị, đặc biệt bộ phận có thu nhập cao ăn ngoài nhiều hơn, với 36% cho biết giảm tần suất nấu ăn tại nhà kể từ sau đại dịch.
Những con số này phản ánh sự thay đổi trong lối sống hiện đại, đồng thời gợi lên một thực tế đáng suy ngẫm: cơm nhà – nơi từng là điểm kết nối quen thuộc của mỗi gia đình – dần trở thành một “xa xỉ phẩm.” Lý do không phải vì bữa cơm nhà khó thực hiện, mà vì "con bận," vì lịch trình dày đặc, vì những bữa ăn nhanh chóng ngoài tiệm dường như tiện lợi hơn.
Nhưng liệu những tiện lợi ấy có thể thay thế được cảm giác ấm áp, sự thân thuộc của bữa cơm nhà? Câu hỏi ấy có lẽ cần mỗi chúng ta tự tìm lời giải, trước khi cơm nhà thật sự chỉ còn trong ký ức.
Thấu hiểu và trân trọng giá trị của bữa cơm nhà đối với những gia đình Việt, suốt hơn 3 thập kỷ qua, có 1 tập đoàn luôn đồng hành cùng bếp nhà Việt – C.P. Việt Nam. Tập đoàn bền bỉ đồng hành cùng hàng triệu người nội trợ trên khắp cả nước trên hành trình chế biến những món ăn ngon, dinh dưỡng , sưởi ấm gian bếp và vun đắp hạnh phúc gia đình. Đem những sản phẩm tươi ngon chất lượng nhất từ trang trại đến bếp nhà, C.P. Việt Nam tự hào khép kín một vòng tròn yêu thương, như vòng tay mẹ luôn ấp ôm, chăm sóc cho các thành viên trong gia đình.
Một nghiên cứu do C.P. Việt Nam ủy thác Kantar thực hiện đã hé lộ một thực tế cảm động: Phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người từ 20 - 40 tuổi tại các đô thị lớn, đang nỗ lực hơn để cân bằng giữa sự nghiệp, đam mê cá nhân và trách nhiệm chăm sóc gia đình. Đối với họ, bữa cơm nhà không chỉ là trách nhiệm mà còn là cách thể hiện tình yêu thương. Khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, họ thường cân nhắc kỹ lưỡng về chất lượng và sự tiện lợi, đặt ưu tiên hàng đầu vào sức khỏe và sự hài lòng của người thân.
Dựa trên nền tảng thấu hiểu những yêu thương không lời vô giá của mẹ qua các bữa ăn, C.P. Việt Nam mang đến chiến dịch “Như Cách Mẹ Yêu Thương” nhằm gợi mở sự đồng cảm với người phụ nữ, đồng thời lan tỏa tinh thần rằng bất kỳ ai cũng có thể yêu thương như cách mẹ làm, đơn giản nhất là qua bữa cơm gia đình. Trong đó, chuỗi sự kiện “Yêu cơm mẹ nấu – Nấu cơm mẹ yêu” giúp giới trẻ hiểu hơn về sự tâm huyết và toàn vẹn của mẹ cho từng bữa cơm nhà, cũng như gắn kết cả nhà gần nhau.
Yêu cơm mẹ nấu – Nấu cơm mẹ yêu bắt đầu từ các phỏng vấn chân thật với giới trẻ, đặt câu hỏi "Bạn có biết món mẹ thích nhất là gì?". Câu hỏi này vừa khơi dậy ký ức về những bữa cơm mẹ nấu vừa làm nhiều bạn trẻ chững lại, nhận ra mình chưa thực sự hiểu sở thích của mẹ. Qua những chia sẻ chân thật và bối rối ấy, chiến dịch đánh thức sự đồng cảm sâu sắc, gợi nhớ về tình yêu thầm lặng mẹ gửi gắm qua từng món ăn. Thông điệp “Đừng chỉ yêu cơm mẹ nấu, hãy thử nấu cơm mẹ yêu” như một lời nhắc nhở dịu dàng nhưng mạnh mẽ, truyền cảm hứng để mỗi người biến yêu thương thành hành động, bắt đầu từ căn bếp gia đình.
C.P. Việt Nam cũng tạo cơ hội cho những bạn trẻ “chuộc lỗi” với mẹ yêu bằng cách cùng mẹ tham gia sự kiện offline "Yêu Cơm Mẹ Nấu - Nấu Cơm Mẹ Yêu" để thêm hiểu về những nỗ lực của mẹ cho cơm nhà, thông qua những thử thách tại sự kiện, đồng thời chia sẻ về những câu chuyện giữa mình và mẹ.
679 giờ – đó là thời gian trung bình mỗi năm mẹ đứng bếp, không phải vì trách nhiệm, mà vì mẹ muốn cả gia đình có những bữa cơm trọn vẹn yêu thương.
Cả đời mẹ lặng lẽ ghi nhớ mọi sở thích của chúng ta, nhưng hiếm khi lên tiếng nói về điều mẹ muốn. Mẹ chưa bao giờ đòi hỏi, nhưng chúng ta không nên quên mất rằng, mẹ cũng xứng đáng được yêu thương, được quan tâm như cách mẹ đã làm cho cả gia đình.
Tết này, hãy làm một điều mới trong những ngày đầu năm mới: tự tay nấu một bữa cơm dành riêng cho mẹ. Đó có thể là món mẹ từng nhắc qua, hay đơn giản chỉ là sự cố gắng để mẹ biết rằng bạn luôn muốn đáp lại tình yêu mà mẹ đã trao đi. Với thực phẩm tươi, sạch, an toàn C.P. Việt Nam luôn sẵn sàng đồng hành cùng các bạn trẻ nấu lên một bữa ăn vừa ngon, vừa đong đầy ý nghĩa tặng mẹ. Tết là dịp sum họp, cũng là cơ hội để bạn nói với mẹ, bằng hành động, rằng mẹ là người đặc biệt nhất và bạn yêu mẹ biết nhường nào.
Tết này, bạn sẽ chọn làm gì? Một lời cảm ơn qua bàn tay vụng về trong bếp? Hay tiếp tục nhận yêu thương một chiều từ mẹ? Lựa chọn là của bạn – nhưng yêu thương của mẹ, chắc chắn sẽ luôn ở đó. Hãy cùng C.P. Việt Nam lan tỏa yêu thương cho mẹ Tết này nhé!