Dịch bệnh khiến cho cuộc sống đảo lộn, mọi thứ xáo trộn theo cách mà chẳng ai mong muốn. Và tôi, một người phụ nữ 31 tuổi, đã có chồng và 1 bé trai 5 tuổi, cũng nằm trong ở trong hoàn cảnh đó.
Bình tâm lại, chúng tôi bắt đầu bằng việc lựa chọn cho mình một tinh thần thật tốt, vượt qua căng thẳng để cuộc sống trong mùa dịch trở nên dễ chịu hơn.
Trong cuộc sống, căng thẳng là điều khó có thể tránh khỏi. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể là trong lúc làm việc ở nhà mà con quấy khóc, có thể là lúc vợ chồng không hiểu ý nhau, có lúc đơn giản là vì ở nhà quá nhiều… Nhưng bạn biết đấy, nếu căng thẳng kéo dài hoặc thường xuyên sẽ gây hại cho sức khỏe. Căng thẳng làm rối loạn hormone trong cơ thể, kéo theo sự suy yếu của hệ miễn dịch và từ đó tạo điều kiện để virus tấn công.
Có rất nhiều cách để chúng ta giảm tải căng thẳng, đơn giản nhất là suy nghĩ tích cực. Bạn cũng có thể chọn cho mình cách ngồi thiền, trò chuyện với bạn bè, đọc sách, nghe nhạc. Hay thật ra đơn giản là việc thưởng thức bữa sáng yêu thích và quen thuộc với bánh mì và sữa đậu nành một cách ngon lành. Mọi cách làm đều vô cùng đơn giản nhưng rất hiệu quả.
Chẳng hạn ở nhà tôi có một tình huống như này nhé!
- Bé Gấu: Mẹ ơi, mẹ chơi với con đi!
- Tôi (đang trong giờ làm việc, bình thường như mọi khi tôi sẽ trở nên căng thẳng, khó chịu và gắt lên): Gấu ơi, mẹ đố Gấu của mẹ vẽ được cảnh bố mẹ đang làm việc đấy! Xong sẽ có thưởng cực to.
Và thế là con trai tôi ngồi cặm cụi vẽ tranh hai vợ chồng tôi các bạn ạ. Còn chúng tôi ung dung ngồi làm việc. Khi tích cực tôi sẽ có cách giải quyết mọi chuyện dễ dàng và hợp lý hơn.
Có lẽ chưa bao giờ tôi gắn bó với ngôi nhà nhiều như thế này. Thú thật đã có lúc, chúng tôi lơ là việc chăm sóc bản thân (nghĩ đơn giản vì có ai nhìn ngắm mình đâu). Chưa kể là ở nhà nhiều nên mọi thứ trong nhà dễ dàng trở nên lộn xộn, bừa bộn, chẳng hạn như tóc rụng khắp sàn nhà, quần áo mỗi chiếc một nơi, hoa héo còn chưa đem bỏ...
Như thế không ổn một chút nào các bạn ạ.
Đầu tiên, giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống của chúng ta chính là một cách để tăng cường sức đề kháng. Tuy việc này không trực tiếp làm tăng khả năng miễn dịch nhưng lại hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động một cách hiệu quả. Nói đơn giản và dễ hiểu là vi khuẩn có thể tồn tại ở khắp mọi nơi và nếu hệ thống miễn dịch không tốt thì chúng ta dễ dàng nhiễm bệnh.
Khi mà tinh thần tích cực rồi thì chúng ta có thể dễ dàng xử lý mọi việc, bao gồm cả việc giữ vệ sinh cơ thể và nhà cửa! Chúng tôi tạo thói quen cho tất cả mọi người trong gia đình, từ việc giữ vệ sinh cá nhân cho đến vệ sinh trong nhà. Mọi thứ đơn giản như rửa tay trước khi ăn, rửa tay thường xuyên sau khi chạm tay vào những đồ vật ở nơi công cộng, rửa tay sau khi chế biến thực phẩm sống, tắm rửa đều đặn hàng ngày…
Còn đối với ngôi nhà, đây là nơi sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi của mọi thành viên trong gia đình nên rất cần sự thoải mái, dễ chịu. Vì thế, chúng tôi thường xuyên quét dọn, không bỏ sót những nơi vi khuẩn có thể lẩn trốn như các ngóc ngách trong nhà, gầm giường, gầm ghế, chăn màn… Mở cửa sổ, hút mùi là những cách tăng thông gió giúp cho nhà cửa thoáng đãng hơn, còn những lúc đóng cửa thì sử dụng trợ thủ là máy lọc không khí.
Quan trọng là chúng tôi không để việc giữ vệ sinh cá nhân, nhà cửa thành áp lực của riêng ai. Mọi thành viên đều vui vẻ thực hiện.
Có câu chuyện vui vẻ nhẹ nhàng thế này. Gấu nhà tôi có những lúc lười đi tắm, bé nghĩ đủ lý do để trốn không phải tắm, bạn biết đấy, trẻ con mà. Thế là tôi quyết định tổ chức 1 bữa tiệc nước cho bé trong phòng tắm. Trong bồn tắm có một ít bóng nhựa, vài chú vịt phun nước, thêm ít đồ chơi màu sắc mà bé thích… Bé vừa tắm vừa thoải mái khám phá những món đồ chơi nổi được trên mặt nước. Thích mê!
Không khó hiểu khi tập luyện thể dục là một "trạm sạc" quan trọng giúp tăng cường đề kháng. Việc tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi của cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch. Kết quả khảo sát của Hội đồng quản lý Sức khoẻ, Thể dục, Thể thao và dinh dưỡng Hoa Kỳ (PCFSN) cho thấy 60 - 90% người chăm hoạt động thể dục thể thao sẽ ít bị cảm lạnh hơn so với những người không vận động nhiều. Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường oxy, máu đến các bộ phận khác của cơ thể làm cho tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Có một sự thật mà ai cũng biết đó là khi cả nhà sẽ gắn kết hơn khi cùng nhau làm những hoạt động sinh hoạt chung. Nếu lười biếng tập luyện tại sao chúng ta không biến nó thành một hoạt động vui vẻ?
Sống ở chung cư như nhà chúng tôi thì việc tập luyện cũng được diễn ra đơn giản bằng những bài tập tại chỗ. Buổi sáng là lúc cả nhà cũng bật TV lên và tìm những bài tập cho cả gia đình cùng tham gia. Khi có thời gian, chồng tôi sẽ tìm những trò chơi kết hợp tập luyện để cả gia đình vừa có thời gian chơi với nhau, lại vừa được vận động.
Hãy thêm một chút nhạc để các bài tập luyện tràn đầy sức sống hơn. Nào cùng lắc lư theo điệu nhạc, vận động cơ thể, kết hợp với tinh thần vui tươi trong căn nhà gọn gàng sạch sẽ của chính mình. Đừng quên bổ sung dinh dưỡng trước khi tập bằng một ly sữa đậu nành để cơ thể nạp đủ dưỡng chất, giúp việc tập luyện thật hiệu quả nhé!
Khung cảnh nhà tôi đều đặn mỗi tối.
10 giờ tối:
- Bé Gấu: Mẹ ơi con đi ngủ đây, mẹ kể chuyện cho con nhé!
11 giờ tối:
- Chồng tôi: Em ơi, đi ngủ nào! Anh buồn ngủ quá rồi.
Buổi tối cứ như thường lệ, chúng tôi đi ngủ đúng giờ, như một thói quen để giúp cơ thể khỏe mạnh.
Trước đây, tôi từng rất hay thức khuya, việc thức khuya như một thói quen, lâu dần như một đam mê các bạn ạ. Nhiều khi do công việc chưa xong nên tôi thức đêm làm nốt, có những lúc chẳng bận rộn gì, tôi thức khuya đơn giản vì muốn cày cho hết bộ phim Hàn đang xem dở. Sáng hôm sau tôi vẫn dậy sớm để chuẩn bị đồ ăn sáng hay bắt đầu công việc. Kết quả thì ai cũng biết đấy, cơ thể mệt mỏi, mặt mũi thì lờ đờ, thiếu ngủ.
Giấc ngủ và hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ. Bạn có biết không, một giấc ngủ ngon sau một ngày dài hoạt động sẽ giúp cơ thể sản sinh ra melatonin, chất có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, ngủ đủ giấc giúp chúng ta xua tan mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng, tái tạo sức lực hỗ trợ tăng sức đề kháng. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra những hormone cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus xâm nhập cơ thể. Ngược lại, nếu ngủ không đủ giấc, khiến cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi, căng thẳng và có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh hơn.
Vậy nên dù bận rộn, với người lớn nên ngủ đủ từ 6 đến 8 tiếng và trẻ ngủ đủ từ 9 đến 12 tiếng nhé!
- Bé Gấu: Mẹ ơi, sáng nay ăn gì ạ?
- Tôi: Hôm nay thực đơn có bánh bao nhân thịt trứng nóng hổi kèm sữa đậu nành nha!
Bữa sáng của gia đình tôi đơn giản với bánh mì ăn kèm trứng, pate hoặc đơn giản là một chiếc bánh bao và không quên kèm một hộp sữa đậu nành. Các món được chuẩn bị nhanh và đơn giản nhưng đủ chất. Như bao bà mẹ bỉm sữa khác, tôi luôn quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho cả gia đình.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường đề kháng. Việc đảm bảo đủ thành phần các nhóm thức ăn giúp cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng là đạm, đường, béo và vi lượng là vitamin và các chất khoáng. Các chất đa lượng là đạm đường béo đóng vai trò cung cấp năng lượng và cấu trúc nên tế bào cơ thể, bao gồm cả các tế bào đóng vai trò miễn dịch. Các chất vi lượng như vitamin và chất khoáng là chất xúc tác và môi trường cho các phản ứng sinh học của các tế bào. Nên muốn cơ thể khỏe mạnh cần một chế độ ăn cân đối và hợp lý.
Có thể nói, dinh dưỡng có trong thực phẩm chính là yếu tố then chốt giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân, Lê Bạch Mai - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Cân bằng dinh dưỡng là chìa khóa để tăng sức đề kháng. Trong đó, chế độ ăn mỗi ngày cần đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng về số lượng và cân đối về chất lượng; kết hợp hài hòa giữa các thực phẩm và nhóm thực phẩm để chế biến bữa ăn đa dạng; chú ý cung cấp đủ lượng sữa khuyến nghị theo độ tuổi (sữa dạng lỏng, sữa chua, pho mai). Tùy thuộc vào khẩu vị và đặc biệt là đối với những người bất dung nạp lactose thì nên uống sữa đậu nành vì đây là loại sữa không chứa đường lactose, có chất lượng protein không thua kém sữa động vật, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, góp phần đảm bảo tính cân đối giữa protein nguồn thực vật với protein nguồn động vật trong chế độ ăn và phù hợp với hầu hết mọi lứa tuổi."
Xu hướng sử dụng các loại hạt, sữa có nguồn gốc thực vật, sữa hạt, đang trở nên phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, đậu nành nói chung và sữa đậu nành nói riêng được chứng minh là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đem lại lợi ích hiệu quả trong việc hỗ trợ sức khỏe hệ cơ xương khớp, tim mạch, giảm béo phì, tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe. Đậu nành còn giàu dinh dưỡng với hàng loạt vitamin như E, K, C, B1, B2, PP, B5, B6, H, Beta-caroten… và các khoáng chất quý như Sắt, Magie, Mangan, Kali, Kẽm, Đồng, Selen… Những vitamin và khoáng chất này đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chống oxy hóa, ngăn chặn hữu hiệu bệnh tim mạch, làm tăng khả năng hoạt động cơ bắp, giảm tỷ lệ mỡ, giữ vóc dáng và cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, việc bổ sung sữa đậu nành vào thực đơn một ngày là cách để chúng ta tăng sức đề kháng cho bản thân, một điều vô cùng cần thiết trong mùa dịch này.
Dịch bệnh khiến cho mọi thứ cho nên mệt mỏi và bây giờ là lúc để chúng ta biết quan tâm, yêu thương đến bản thân, gia đình hơn. Đừng quên 5 "trạm sạc" đề kháng an toàn cho cả nhà nhé!
Trim