Dịch bệnh không chỉ là nguyên nhân khiến nền kinh tế ảm đạm, đẩy nhiều người tới tình cảnh thất nghiệp. Nó cũng làm bộc lộ những vấn đề tài chính cố hữu của người trẻ trong cuộc sống hiện đại, khiến không ít người phải thay đổi các thói quen liên quan tới chi tiêu và tiết kiệm.

Năm 2018, theo một báo cáo của Nielsen, Việt Nam nằm trong top các nước có chỉ số niềm tin tiêu dùng (Consumer Confidence Index) cao trên thế giới. Hiểu đơn giản, người Việt khá thoải mái với việc mua sắm, sẵn sàng chi tiền cho thời trang, du lịch hay các dịch vụ sống khác. Đến quý II/2020, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam vươn lên thứ hai thế giới, chỉ sau Philippines.

Tôi không thấy điều này có gì khác lạ, đặc biệt khi quan sát những người trẻ thành thị quanh mình, bạn tôi và cả người xa lạ. Tầng lớp người trẻ trung lưu nổi lên ở các thành phố lớn. Thay vì loanh quanh du lịch trong nước, các chuyến vi vu nước ngoài mỗi ngày một xa đã nằm trong list việc phải làm mỗi năm, một chiếc iPhone 12 mới nhất bằng hơn cả tháng lương cũng không phải vấn đề quá lớn với nhiều bạn trẻ. Tinh thần YOLO được cổ vũ rầm rộ, ở một khía cạnh tiêu cực, có vẻ đang tạo ra một thế hệ tràn đầy lạc quan, quên mất rằng cuộc sống có thể ập đến với những biến động. Những người trẻ "3 không" - không tiết kiệm, không kế hoạch dự phòng, không bảo hiểm thất nghiệp, sẽ ra sao trước những "bập bênh" của cuộc sống?

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 1.

Theo kết quả khảo sát về tài chính của người trẻ tại 16 nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tiến hành bởi công ty Master Card vào năm 2013, người trẻ Việt yếu nhất về kĩ năng quản lý chi tiêu cá nhân với số điểm là 52 điểm và kĩ năng đầu tư tài chính với số điểm 51 điểm, dù khả năng hoạch định tài chính khá tốt đạt 73 điểm. Tri kiến về tài chính của người trẻ Việt xếp gần cuối bảng xếp hạng so với các nước khác trong khu vực. Đến năm 2020, những nghiên cứu như vậy đã không chỉ còn nằm trên các bảng khảo sát khi người ta đã nhìn thấy câu chuyện lao đao của hàng chục nghìn bạn trẻ Việt.

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 2.

Mùa xuân năm 2020, dịch bệnh tràn lan trên toàn thế giới khiến nền kinh tế chao đảo. Mất việc. Mỗi sáng thức dậy, tôi kéo thấy đầy những thông tin tiêu cực, thậm chí người ta còn nhắc tới thuật ngữ "doomscrolling" (việc bạn kéo mãi mạng xã hội cũng chỉ thấy các tin tức tiêu cực) như từ khóa của năm 2020. Cuộc trò chuyện với vài người bạn những ngày đấy chỉ xoay quanh đôi ba câu chuyện.

"Làm thủ tục xin bảo hiểm thất nghiệp thế nào đấy mày? Tao cũng không biết công ty tao có đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tao không nữa?"

"Chắc về nhà quá, làm gì có tiền dành dụm đâu mà ở lại thành phố, cố lắm cũng chỉ được 2-3 tháng".

Tôi ngạc nhiên khi chứng kiến những người bạn quanh mình, những người từng tiêu tiền thoải mái, chỉ vì một "cái hắt hơi" bỗng lao đao. Chúng ta đã có một năm tài chính không ổn định với nhiều khó khăn. Những ông chủ startup khấp khởi hy vọng vào một năm 2020 khởi sắc mở đầu thập kỷ giờ đây đành ngậm ngùi đóng cửa. Số người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên toàn thế giới nhiều vô kể, từ nhóm lao động phổ thông cho tới trung lưu, đặc biệt là phụ nữ. Số người trẻ thất nghiệp vì dịch bệnh tạo nên một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với thị trường việc kéo theo sự cắt giảm hàng loạt, từ giảm lương cắt thưởng cho tới sa thải bớt nhân viên. Đến gần cuối năm, mưa lũ lịch sử bồi thêm một cú nữa khiến khó khăn tài chính của nhiều người trở nên căng thẳng hơn.

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 3.

Đành rằng câu chuyện dịch bệnh đã gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống nói chung nhưng sự xuất hiện của Covid-19 đã khiến nhiều người bàng hoàng nhận ra rằng, họ đã luôn xem nhẹ các vấn đề tài chính của bản thân. Tùng - cậu bạn thân của tôi đã leo lên được vị trí trưởng phòng kinh doanh của một công ty du lịch nhỏ ở tuổi 30, phải tạm dừng việc vì dịch bệnh khiến du lịch bị đình trệ. Cuộc sống của Tùng từng khiến nhiều người ngưỡng mộ khi thường xuyên đi du lịch, tận hưởng các dịch vụ và thường xuyên mua sắm. Dịch bệnh không khiến nó đói ăn như những lao động phổ thông khác nhưng biến Tùng thành một "người nghèo đô thị". Họ trẻ như Tùng, có cuộc sống bên ngoài nhiều người mơ ước nhưng gần như không có lấy một cuốn sổ tiết kiệm hay chỉ dắt lưng được vài chục triệu đủ dùng cho 2-3 tháng. Không ai biết được, đại dịch sẽ đi về đâu và bao lâu…

Tùng không phải một câu chuyện đơn lẻ giữa thời buổi này. Đại dịch như một phép thử khả năng tài chính của nhiều người và là một bài học lớn, đặc biệt cho người trẻ, trong việc quản lý tài chính cá nhân. Lỗi lầm không thuộc về những "vì sao" nào cả; chúng ta phải có trách nhiệm với vấn đề chi tiêu, tài chính của bản thân để có thể vững vàng hơn trong năm 2021.

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 4.

Thế hệ trẻ ngày này có nhiều công cụ tài chính để có thể dễ dàng quản lý thu nhập cá nhân; trước những thách thức của cuộc sống, tinh thần cái khó ló cái khôn mở ra cho các bạn trẻ nhiều con đường, giải pháp mới mẻ. Không ai muốn nhìn một năm mới đầy bất an và bấp bênh như năm cũ. Quản lý tài chính hiệu quả chính là cách chúng ta đang sống có trách nhiệm với bản thân mình.

Khi tòa soạn báo cắt giảm nhân viên vì lượng quảng cáo ít hơn hẳn trong thời buổi dịch như một chuỗi domino từ các ngành khác nhau, Thanh Mai đã lên kế hoạch cho việc trở thành một freelance writer - người viết tự do. Luôn có một "plan B" cho công việc là bài học tài chính quan trọng đầu tiên cần nhớ. Công việc freelance không hẳn tạo ra một nguồn thu nhập tốt như việc làm fulltime nhưng plan B sẽ khiến Mai thấy tự chủ hơn và không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh.

Bài học quan trọng thứ hai nhiều người cần ghi nhớ chính là việc tối ưu hóa nguồn tiền và đừng bỏ hết trứng vào một giỏ. Ở tuổi 25-30, không ít người đã biết tìm cho mình các khoản thu nhập phái sinh: Có một business nho nhỏ, làm freelance, gửi tiết kiệm trên hệ thống các ngân hàng số… Nếu như có tuổi nào để mỗi người có thể thử mình ở nhiều công việc, nhiều thời gian và sức lực thì đó chính là những năm tháng thanh xuân này.

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 5.

Đừng nghĩ tài chính là câu chuyện của tuổi 30 hay 40! Rời trường đại học ở tuổi 22, chúng ta có tới 8 năm trước khi bước vào quãng đời 30s để có thể xây dựng cho bản thân một kế hoạch tài chính ổn định, chuẩn bị một vài cuốn sổ tiết kiệm hay nghĩ về những hoạt động kinh doanh đầu đời. Càng nhận thức sớm được về vai trò của quản lý tài chính, bạn sẽ càng tự tin trước những biến động của thời cuộc.

Người trẻ Việt thành công ở tuổi 20s không còn là điều quá hiếm gặp trong bất cứ lĩnh vực gì. Chúng ta đã nhìn thấy những kỹ sư IT với mức lương vài chục tỷ/năm xuất hiện trên báo giữa thời buổi dịch bệnh, những người trẻ khởi nghiệp ở tuổi 20-30 thành công, các influencer, YouTuber tận dụng công nghệ để kiếm tiền khi nền kinh tế vẫn còn ảm đạm hay sự thức thời của các ông chủ nhỏ với hoạt động kinh doanh trong năm 2020. Lựa chọn sử dụng năm tháng thanh xuân là của mỗi người nhưng đừng để đến lúc chúng ta phải ngậm ngùi và tiếc nuối nói "Giá như" khi cuộc sống chật vật khó khăn.

Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng những thông tin về cách chi tiêu hợp lý, chia lương thành các khoản nhỏ tiết kiệm hay đầu tư ở tuổi 25. Hãy đặt mục tiêu mỗi năm bạn cần tiết kiệm được bao nhiêu, dành ra bao nhiêu phần trăm cho giáo dục, bảo hiểm, mua sắm và đầu tư. Những người giàu có hay thành công trong việc quản lý tài chính không phải một ngày mở mắt ra là đã thấy tiền đổ về tài khoản, họ cũng bắt đầu đi lên từ những bài toán tài chính cá nhân. Không làm chủ được câu chuyện tài chính của bản thân, bạn sẽ không thể bắt đầu những công việc lớn lao hơn trong tương lai.

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 6.

Một trong những điều quan trọng để quản lý tài chính và chi tiêu hiệu quả, đặc biệt trong thời buổi đại dịch, là tận dụng những nền tảng tài chính số để tối ưu hóa nguồn lợi từ các ưu đãi cũng như tận dụng tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian và dễ sử dụng. Những năm vừa qua ghi nhận sự phát triển không ngừng của ngành Fintech trên toàn thế giới và tại Việt Nam nói riêng. Thị trường thanh toán số trở thành một mảnh đất màu mỡ cho cả người tiêu dùng và các tập đoàn. Hiện có tới 80 công ty Fintech đang hoạt động tại Việt Nam và 47% trong số đó là công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng đầu năm 2020, hoạt động thanh toán vẫn có sự tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm trước dù bị ảnh hưởng không nhỏ từ dịch COVID-19 và thời gian giãn cách xã hội. Điều này chứng tỏ rằng hoàn cảnh thực tại có khó tới đâu thì chúng ta, đặc biệt là những người trẻ sẽ luôn tìm ra "cái khôn" để vượt qua. Hoàng Linh (26 tuổi, Hà Nội) - một nhân viên văn phòng trẻ tuổi chia sẻ:

"Ngày nào mà không dùng app gì là mình thấy cuộc sống cứ bất tiện. Vốn nghiện mua sắm online, mình thanh toán, chuyển tiền thường xuyên qua các nền tảng như ViettelPay, Airpay… vì quá tiện. Các dịch vụ tiết kiệm cũng tiện lợi, dễ sử dụng và giúp tiết kiệm thời gian khi người dùng không cần ra tận quầy giao dịch ngân hàng thực hiện thủ tục giấy tờ mà thay vào đó là thao tác trực tuyến.".

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 7.

Nhận định của Hoàng Linh cũng là điều được nhiều người dùng đồng ý. Nhìn lại thị trường Fintech Việt, ViettelPay nổi lên như một hệ sinh thái tài chính mang đến cho người dùng trải nghiệm đa dạng với nhiều ưu đãi, tính năng thông minh giải quyết các nhu cầu trong cuộc sống thường nhật của người Việt. Cái khó ló cái khôn; trong bối cảnh dịch Covid-19 trở lại đúng dịp Tết, thanh toán điện tử phát triển mạnh giúp người dùng người dùng hạn chế tiếp xúc nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các giao dịch trong dịp cuối năm, dù ở các thành phố lớn hay những nơi xa xôi. Sự quá tải của các cây ATM trong dịp Tết đã đẩy nhu cầu thanh toán trực tuyến, chuyển khoản ngày càng cao. Dịp Tết này, ViettelPay cho phép người dùng chuyển tiền miễn phí, thanh toán hóa đơn, mua sắm online dễ dàng. Thay vì phải sử dụng nhiều nền tảng ngân hàng hay các ứng dụng số, ViettelPay tích hợp nhiều tính năng trên cùng hệ sinh thái, bạn có thể tiến hành vay vốn, mở tài khoản tiết kiệm hay đầu tư dễ dàng. Với các điểm giao dịch phủ rộng khắp toàn quốc, ViettelPay tạo ra một hệ sinh thái siêu liên kết để những mùa xuân vui có thể vươn tới mọi miền đất nước.

Một năm tài chính khó khăn đã lùi lại. Chúng ta không biết 2021 sẽ thế nào nhưng ít nhất, với những công cụ tài chính hiệu quả, mỗi người đều có hy vọng vào một năm mới thành công hơn, để "cái khó ló cái khôn" như cách người Việt đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn. Nhìn nhận ở khía cạnh tích cực, Covid đã dạy cho người trẻ nhiều bài học trong cuộc sống; dẫu muôn vàn nguy khó vẫn có lối đi cho người trẻ bước ra khỏi vùng tối của năm cũ. Trong cái khó vẫn ló những cái khôn để chúng ta có thể lạc quan và tự tin hơn trên bước đường phía trước. Bước vào năm 2021, với những công cụ tài chính hiệu quả và một cái đầu tỉnh táo, bạn có thể hoàn toàn làm chủ cuộc sống của chính mình và xây dựng cho bản thân một tương lai vững chắc.

2020-2021 và chiếc bập bênh đại dịch: Đừng để khó khăn tài chính của người trẻ lại nghiêng về năm mới - Ảnh 8.
Minh Đức
Mức Đinh
10.02.2021