Ngày còn học cấp 3, đứa nào cũng nghĩ lên đại học là "hết khổ", là được tự do sống với mơ ước của mình, là kết thúc những tháng ngày bị "cầm tù" bởi phụ huynh hay nhà trường. Vào đại học rồi mới thấy, sự thật là bạn chỉ được chuyển từ cuộc vật lộn này qua những cuộc đụng độ khác, đôi khi còn gay cấn hơn nhiều. Bài viết này không mang tính hù dọa, chỉ giúp các bạn sinh viên tương lai có cái nhìn thực tế hơn về cuộc sống sau này bạn vẫn hằng tưởng tượng thôi. Đây cũng là một hành trang quan trọng cho đời sinh viên sắp tới!
Đi muộn auto đứng ngoài, auto không được điểm danh, auto nghỉ học không phép
Nếu trước đây đi học muộn, bạn chỉ bị sao đỏ hay bí thư ghi tên vào sổ, nặng nhất thì bị gọi phụ huynh thì lên đại học, "án phạt nặng nhất" của đi học muộn chính là: Đóng tiền học lại! Không ít bạn sinh viên vì mải đi làm thêm kiếm tiền đã phải chịu cái "án phạt" này không ít lần suốt thời đại học. Thế là đôi khi tiền đóng phạt còn nhiều hơn số tiền bạn kiếm được từ việc làm thêm đấy!
Ờ thì học đại học cũng thoải mái: hôm nào đi muộn thì hôm đó tự biết khỏi điểm danh, cứ việc về nhà nghỉ ngơi hay tiếp tục làm thêm, nhưng cũng miễn xin xỏ nhé. Chỉ có điều đừng đi muộn hay nghỉ quá số buổi cho phép không thì đóng tiền học lại thôi là cũng đủ mệt rồi. Lại còn ti tỉ thứ tiền phải lo nữa!
Toán cao cấp, xác suất thống kê... ti tỉ môn khiến sinh viên xỉu lên xỉu xuống
Dân giỏi toán ở cấp 3 khó lòng tránh khỏi suy nghĩ chủ quan: Hồi xưa học toán 10 chấm, lên đại học thì toán có là gì! Ấy vậy mà không ít sinh viên Bách khoa, Kinh tế vừa bước chân vào đại học đã phải khóc ròng vì toán cao cấp, xác suất thống kê và ti tỉ môn khó nhằn khác. Thôi thì, ải này không thể tự mình vượt qua, mình cùng nhau lập team học online, trao đổi bài vở để mau qua kiếp nạn này.
Toán cao cấp, kinh tế vĩ mô… ti tỉ môn học đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bạn sinh viên
Không lo học lấy bằng ngoại ngữ sớm, coi chừng bị treo bằng ngày tốt nghiệp
Tôi có nhỏ bạn, suốt 3 năm đầu đại học cứ chủ quan, không chịu thi lấy bằng IELTS theo yêu cầu của trường. Đến khi chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp mới chịu đăng ký thi lấy chứng chỉ. Xui xẻo thế nào lại không đủ số điểm yêu cầu, thế là vừa không lấy được bằng ngoại ngữ, đến cả bằng tốt nghiệp cũng bị treo cho tới khi đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
Nếu không muốn rơi vào cảnh "nỗi buồn nhân đôi", trong khi lũ bạn hớn hở khoe ảnh tốt nghiệp còn mình thì ngậm ngùi chuẩn bị thi lại, rồi nơm nớp lo sợ cho tương lai của mình như người bạn tôi kể ở trên thì các bạn tân sinh viên hãy sẵn sàng cả việc học trên lớp lẫn ngoại ngữ ngay từ đầu nhé!
Thực tập sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho bạn đó!
"Thực tập sớm ư? Không cần thiết, để năm cuối cũng chưa muộn. Đi học đã bận túi bụi rồi, để sau này rảnh rang chút hãy đi". Nhiều bạn sinh viên vẫn có tâm lý ngại và lười đi thực tập trong thời gian còn ở trường đại học nên cứ dùng dằng mãi. Ấy là vì các bạn ấy chưa biết rằng: Đi thực tập sớm từ năm nhất, năm hai sẽ có nhiều ưu thế hơn, dù bạn đang học bất kỳ ngành nào.
Hầu hết sinh viên thường chỉ đi học 1 buổi trong ngày, vì thế buổi còn lại bạn có thể tìm nơi thực tập, vừa học vừa thực hành sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn, trao dồi nhiều kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Đừng dành thời gian chỉ để ngủ hay vui chơi, để đến khi ra trường, nhìn bạn bè đã có kinh nghiệm "thực chiến" dày dạn, tìm được công việc như ý trong khi mình vẫn còn loay hoay, bạn sẽ cảm thấy hối hận đấy!
Lo đi làm, bỏ bê teamwork, học hành bết bát, bạn sẽ nhận cái kết đắng!
Thời gian học ở đại học là lúc bạn phải chạy đua hơn bao giờ hết. Có bạn trẻ tâm sự: "Học 1 tháng rưỡi thi hết môn 1 lần. Khi bạn chưa kịp nhớ tên môn học, chưa kịp biết là mình vừa học cái gì thì đã phải đi thi rồi nhé". Đó là còn chưa kể đi làm thêm, thực tập… và ti tỉ thứ cần phải đi.
ASUS phiên bản mới sẽ cùng các bạn sinh viên bung hết chất mình trong suốt 4 năm đại học
Trong khoảng thời gian "vàng" của tuổi trẻ, bạn có thể tận hưởng những giây phút học tập cùng bạn bè mà vẫn có thể trải nghiệm cuộc sống "trưởng thành" bằng cách làm thêm, thực tập. Quan trọng nhất, bạn cần xác định được mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mình. Đầu tư một chiếc laptop để có thể học nhóm online thay vì phải chạy đi chạy lại gặp mặt offline, hỗ trợ việc thực tập... chính là cách để bạn có sử dụng thời gian ở đại học một cách chất lượng nhất.
Chiếc laptop "xịn xò" như ASUS VivoBook S13/S14/S15 (S333/S433/S533) sẽ là item chẳng thế thiếu cho các bạn sinh viên với thiết kế mỏng nhẹ, đầy màu sắc, làm từ hợp kim nhôm cứng cáp và cấu hình mạnh mẽ của Intel thế hệ 10, 512GB SSD, 8GB RAM; sẵn sàng đồng hành với các buổi teamwork, đảm bảo không còn những "cú sút ngang cổ" khi bạn nhận ra hiện thực của cuộc sống sinh viên ngay từ ngày đầu tiên bước vào cổng trường đại học.
ASUS Việt Nam triển khai chiến dịch "Tâm điểm khai trường. Chọn quà chất tôi" đồng hành cùng giới trẻ trong mùa tựu trường 2020 với nhiều chương trình sôi động: Tặng e-voucher lên tới 550.000 VNĐ khi mua laptop ASUS; Ra mắt bộ sưu tập thời trang phiên bản giới hạn kết hợp cùng SNKRVN và nhiều hoạt động online hấp dẫn. Hãy ENTER để trở thành TÂM ĐIỂM cùng ASUS. Tìm hiểu thêm
tại đây.