Có thể thấy rõ người trẻ gen Y và gen Z hiện nay đang được trao quyền nhiều hơn – họ có sự quan tâm của các chính trị gia, những chuyên viên marketing về thị hiếu khách hàng, các nhà cải cách giáo dục. Họ là thế hệ sống trong thời đại chi phối bởi công nghệ khi chỉ cần một vài cú search là ra hàng tỷ thông tin. Nhưng cũng chính vì trao quá nhiều thứ, kỳ vọng quá nhiều điều lớn lao, để rồi đôi khi, họ đánh mất tinh thần bứt phá, cái tôi cá nhân cho những lựa chọn an toàn. Điều này khiến nhiều người trẻ bị gán những từ tiêu cực: "Thế hệ tuyệt vọng", "luôn ủ dột và bi quan về tương lai", "áp lực cạnh tranh cuộc sống"…

Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ mà thế hệ nào cũng trải qua ở tuổi 20s. Người trẻ ngày nay có cuộc sống đầy sống động, nhiều đam mê hơn bất cứ thế hệ nào, biết chấp nhận dấn thân và tự vẽ con đường đi cho chính mình. Giữa "tâm bão" của một giảng đường đại học nhiều biến chuyển và thách thức, có những người trẻ luôn tràn đầy năng lượng, sẵn sàng tâm thế để theo đuổi giấc mơ, sống với hoài bão của bản thân với phong cách của một người trẻ hiện đại, biết làm chủ cuộc sống. Câu chuyện của mỗi người một vẻ nhưng đó chính là đại diện của biết bao sinh viên đang nỗ lực từng ngày giữa những thành phố.

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 1.

Gen Y và gen Z lớn lên trong thời đại công nghệ và được hưởng những điều kiện tiện ích nhất. Khác biệt lớn của thế hệ chúng ta so với thế hệ trước là tư duy mở về việc học. Nếu thế hệ X – cha mẹ chúng ta – coi việc học là nhiệm vụ bắt buộc phải học gạo giáo trình từ A đến Z, chăm chăm đi học rồi về phòng ký túc xá thì thế hệ trẻ lại mong muốn giảng đường là nơi trao cơ hội để đạt được đam mê, vượt ngoài kiến thức sách vở. Dĩ nhiên việc học phải đặt lên hàng đầu nhưng họ có cái nhìn mới về cách học. Thay vì bị điểm số chi phối, họ là những người định hướng cho sự cân bằng áp lực học hành với nhịp sống hàng ngày.

Một CLB đúng đắn có thể thay đổi cuộc đời của một con người, giúp bạn bước ra "vùng an toàn" để đối mặt với những điểm mù không rõ phía trước. Đến tận bây giờ, Thanh Hậu (trưởng CLB English thuộc Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE), Đại học Nguyễn Tất Thành) chưa bao giờ thấy hối hận khi trở thành người dẫn đầu một CLB trong trường. Một ngày, cậu bạn bận rộn với 2 công việc: chủ nhiệm một CLB học thuật và hoàn thành bài vở trên lớp. Trong CLB, Thanh Hậu có thể không phải là người giỏi nhất nhưng tất nhiên là người có trách nhiệm và cố gắng nhiều nhất. CLB mang đến cho Thanh Hậu những trải nghiệm không thể nào kiếm được ở thời sinh viên, được quen nhiều người mới và lắng nghe những câu chuyện của họ. Hơn ai hết, Thanh Hậu biết những gì mình làm ảnh hưởng rất lớn đến các thành viên phía sau và cậu bạn cũng cảm thấy tự hào khi tiếng nói của mình được công nhận.

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 2.

"Mình thực sự hạnh phúc khi trở thành một phần của viện NIIE, một người dẫn đầu CLB English. Một CLB học thuật từng khiến mình áp lực vì phải cân bằng giữa việc hiểu những kiến thức học thuật cao siêu và lèo lái sao cho ai cũng có cơ hội học tập. Điều khiến mình tự hào nhất là thấy được sức ảnh hưởng của bản thân, đã tạo ra môi trường học tập giúp nhiều bạn tốt lên khi không ít bạn sinh viên năm nhất cảm ơn mình đã tạo ra nơi giao lưu tiếng Anh mỗi tuần. Thầy cô trong viện NIIE luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho mỗi sinh viên nhận ra giá trị bản thân nên chúng mình có cơ hội bước ra vòng an toàn và thấy bản thân có thể làm được nhiều thứ. Nếu đã một lần dám đi trên con đường đã chọn, cả cuộc đời phía trước sẽ do bản thân tự chủ".

Thanh Hậu không phải cá nhân duy nhất trong thế hệ trẻ ngày nay tư duy về cách học như vậy. Rất nhiều bạn trẻ ở lứa tuổi của Hậu đang tư duy rằng việc học chăm chỉ trên lớp là chưa đủ. Họ học nhiều thứ bên ngoài sách vở, trưởng thành qua các trải nghiệm và kiếm được sự linh hoạt khi phải đối mặt với các tình huống bất ngờ ở thực tế. Họ chọn cách đi làm sớm hơn, gặp gỡ nhiều người hơn để khám phá ra nhiều nguồn sáng tạo. Họ sẵn sàng làm không công, thức đêm thức hôm chạy một dự án không cát xê, nhưng bù lại được niềm vui và trải nghiệm.

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 3.

Những sinh viên bước ra từ môi trường học thuật năng động sẽ có lối tư duy phóng khoáng và hiểu bản thân mình muốn gì. Điều này phản chiếu rất nhiều trong cách sinh viên chọn trường đại học ngày nay. Bên cạnh yếu tố học thuật, trường còn phải là nơi mở ra những điều mới mẻ để sinh viên khám phá, trải nghiệm và tích lũy những bài học hay. Học không chỉ là đến lớp, điểm danh, ghi chép và thi cử. Học còn mang ý nghĩa đúc kết được gì từ trường lớp, từ các hoạt động ngoại khóa để thay đổi bản thân tích cực hơn.

Như Quỳnh, một sinh viên Viện NIIE trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng có lối suy nghĩ như vậy. Trước khi bước vào trường, cô bạn là người khá nhút nhát nên Như Quỳnh luôn tìm kiếm một môi trường học thuật năng động để kéo bản thân ra khỏi vùng an toàn. Sau gần 3 năm, qua các hoạt động workshop được tổ chức trong trường trao đổi với chuyên gia, cô bạn đã trở thành gương mặt ảnh bìa, tự tin tạo dáng trong các shot chụp hình đại diện cho viện. Dù có đôi lúc mệt mỏi vì hàng tá hoạt động và deadline bài vở dồn đến một lúc nhưng cô bạn vẫn xông xáo đi làm, tự sốc lại tinh thần cho bản thân. Bởi ngẫm lại chặng đường đã vượt qua vùng giới hạn, cô bạn hiểu mình chịu được nhiều hơn thế, đạt được nhiều hơn thế.

Nhìn xung quanh mình, bạn sẽ nhận ra những ước mơ đang dần hình thành, những niềm tin vào con đường mình đang đi và đam mê cuồng nhiệt của tuổi trẻ. Điều quan trọng với những bạn sinh viên này là cần tìm ra một môi trường học cởi mở để họ được trao cơ hội, có niềm tin vào những điều mình làm, nhận ra giá trị thực sự của họ.

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 4.

Quyết định học môi trường quốc tế giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh ở viện NIIE (Đại học Nguyễn Tất Thành), Ngân Lượng vẫn chưa bao giờ thấy hối hận khi bước vào nơi đây dù ban đầu trình ngoại ngữ của cậu chưa thực sự hoàn hảo. Việc học đại học như đang sống trong một quả địa cầu thu nhỏ mà Lượng có thể gặp rất nhiều sinh viên nước ngoài với lối suy nghĩ khác biệt, nền văn hóa độc đáo. Không chỉ được học, Lượng cũng nhiệt tình giúp đỡ các bạn du học sinh và tăng thêm kha khá bạn bè đến từ các nước. Những người trẻ ấy đã và đang nối vòng tay lớn để những con người đến từ nhiều quốc gia khác nhau, mang nhiều sắc tộc khác nhau cùng hội tụ lại vì một thế giới "phẳng" hơn, hạnh phúc hơn.

Hội nhập toàn cầu đâu chỉ là mong muốn của sinh viên Việt Nam mà với cả sinh viên nước ngoài. Với mục đích như vậy, du học sinh Mike Luis Wagan Oliveria đã chọn viện NIIE là môi trường học lý tưởng cho mình. Cậu bạn chấp nhận đối mặt với rào cản ngôn ngữ, làm quen với nhiều nền văn hóa khác nhau.

Từ những cảm giác cô đơn, những bất đồng ngôn ngữ suýt làm hỏng thành quả chung của mọi người, Mike đã quyết tâm thay đổi, nỗ lực trau dồi từng ngày để nhận ra rằng: "Một sinh viên toàn cầu là phải biết cách dung hòa các nền văn hóa, chỉ có sự thích nghi mới có thể vượt qua được những hạn chế nội tại tới những rào cản xã hội để tự do đột phá, vượt qua mọi chuẩn mực, rào cản!".

Để giờ đây, cậu bạn hào hứng chia sẻ về ngôi trường mình đang học: "Là một sinh viên nước ngoài đến học Việt Nam, cá nhân mình thấy môi trường học tập ở đây rất tốt vì những cuốn giáo trình cũng như bài giảng được thiết kế bằng tiếng Anh. Khó khăn lớn nhất với mình là bất đồng ngôn ngữ, nhiều khi không hiểu ý nhau, không hiểu văn hóa nên kể cả trò đùa cũng thành ra lạc lõng. Tuy vậy, mình nghĩ các bạn du học sinh nên chủ động bắt chuyện với người bản xứ, bởi nếu mình nhiệt tình thì mọi người sẽ tự thân thiện lại".

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 5.

Trở về quá khứ cách đây khoảng chục năm đổ lại thì giáo dục Việt Nam chỉ đơn giản xoay quanh chuyện thầy giảng trò ghi chép. Không có nhiều cơ hội để sinh viên nói lên tiếng nói của mình trong giảng đường và cũng không nhiều nơi thực hành kiến thức. Nhưng ngày nay, câu chuyện đã hoàn toàn khác. Không còn bóng dáng của việc thiếu tự tin và các kỹ năng mềm cần thiết, giờ đây gen Y và gen Z được xem là thế hệ thừa hưởng nền giáo dục đột phá. Bỏ ra ngoài những khái niệm giáo dục truyền thống, sinh viên Việt Nam có những trải nghiệm học tập mới mẻ, được tiếp xúc với những chương trình đào tạo chất lượng.

Du học không còn là con đường duy nhất để người Việt tiếp cận với nền giáo dục quốc tế bởi các trường đại học đang nỗ lực trong việc chuẩn hóa chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài. Đây là cách để các trường đại học tại Việt Nam thu hẹp khoảng cách trình độ, nâng cao bản lĩnh và sự tự tin của sinh viên. Không những vậy, việc Việt Nam trở thành điểm đến học tập mới nổi trong khu vực đã chứng minh sự thu hút ngày càng lớn của trường đại học Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ngay trên sân nhà, sinh viên Việt đang không ngừng có những cơ hội lớn để hội nhập, trở thành công dân toàn cầu.

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 6.

Một trong những cái tên tiên phong trong việc xây dựng nên chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế và đạt được nhiều thành công phải kể đến trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Từ năm 2008, trường đã định hướng và xây dựng nên Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE) với mục tiêu tạo ra môi trường học tập mang hơi thở quốc tế cho sinh viên Việt Nam. Với tư duy khác biệt, viện đã có những bước đi mở lối cho việc tạo nên sự đa dạng và mới mẻ trong cách dạy và học ở giảng đường.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Viện trưởng Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE), trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đề ra những mục tiêu lớn trong khi xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên, trong đó hướng đến việc rèn luyện cho sinh viên có đầy đủ các tố chất về năng lực làm việc, khả năng tự học, khả năng trở thành công dân toàn cầu và có tư duy khởi nghiệp. Để làm được điều đó, thầy nhấn mạnh phương pháp dạy và học phải trở nên đa phương thức. Không còn để sinh viên nằm trong khuôn khổ nghe và chép của giảng đường truyền thống, người học được tiếp cận với các hình thức truyền đạt kiến thức khác như tiếp xúc với những chuyên gia trong các lĩnh vực ngành nghề mà sinh viên đang theo học, tiếp thu kiến thức từ việc quan sát thực tiễn tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoặc học tập lẫn nhau thông qua thảo luận, làm việc nhóm.

Bước vào Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE) sinh viên được xây dựng một lộ trình bài bản để cải thiện vốn tiếng Anh. Đó là chương trình song ngữ thiết kế riêng để sinh viên tự trau dồi khả năng tiếng Anh cùng giảng viên bản địa và nước ngoài. Đến năm cuối, sinh viên hoàn toàn tự tin với vốn ngoại ngữ để tiếp xúc với chương trình dạy học bằng 100% tiếng Anh. Nắm lợi thế ngoại ngữ trong tay, người trẻ cũng có tấm vé thông hành vào những doanh nghiệp đa quốc gia và khẳng định mình là công dân toàn cầu trong thời kỳ hội nhập.

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 7.

Giờ đây, trường đại học cũng có thể trở thành một quả địa cầu thu nhỏ, nơi hội tụ nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc trên thế giới để cùng học tập và phát triển. Ngay từ ghế giảng đường cũng cho thấy thời đại ngày nay chính là thời đại của hội nhập quốc tế, của việc tập thích nghi và chung sống. Thế hệ trẻ đang được chuẩn bị những hành trang để có những bước tiến lớn để mỗi người đều có thể trở thành công dân toàn cầu với trọng trách thay đổi thế giới bằng tri thức và sự hiểu biết. "NIIE có thực hiện 1 cuộc khảo sát với các doanh nghiệp thì 1 trong những năng lực mà họ yêu cầu là hội nhập quốc tế, họ muốn nhìn thấy nhân viên của mình sở hữu những phẩm chất của một công dân toàn cầu. Tuy làm việc ở Việt Nam nhưng bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều người nước ngoài hoặc có cơ hội đến các nước khác làm việc thì bạn bắt buộc phải hội nhập quốc tế, phải giao tiếp được, làm việc được và chung sống được."

Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE) cho thấy vai trò to lớn và tích cực của mình trong việc xây dựng nên một thế hệ sinh viên hội tụ những phẩm chất để có thể hòa nhập dễ dàng với nhịp thở thời đại. Không chỉ có các sinh viên Việt Nam tin tưởng theo học, mà viện còn nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ ở nhiều quốc gia trên thế giới như Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Anh... Tất nhiên, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của Viện Đào Tạo Quốc Tế NTT (NIIE), những sinh viên quốc tế đã đánh giá rất cao về chất lượng đào tạo cũng như môi trường học tập mà các bạn đã được trải nghiệm tại một đất nước xa lạ.

Với thời đại 4.0, người trẻ được trao cho những cơ hội để phát triển bản thân thông qua học tập. Đây chính là đòn bẩy để giúp họ có được thành công trong tương lai, mở ra cánh cửa để làm chủ và thay đổi thế giới theo hướng tích cực. Để đạt được điều này, trước hết bạn phải lựa chọn một môi trường học tập phù hợp, hội tụ các yếu tố và điều kiện để lĩnh hội tri thức, đó chính là nước đi khôn ngoan của những công dân toàn cầu thế hệ mới. Trước những cơ hội là những người không ngại thay đổi, trước những thành công là những người không ngừng nỗ lực. Hãy sẵn sàng nhìn ra thế giới và đón lấy những điều mới mẻ xung quanh ngay từ nơi giảng đường nhé!

Từ giảng đường đại học nhìn ra thế giới: Cơ hội trở thành công dân toàn cầu dành cho những ai dám khác biệt - Ảnh 8.

Vân Trang - Vũ Trịnh
Hòa Trần, NIIE
Jordy
Theo Trí Thức Trẻ