Giá dầu cao nhất 8 tháng
Giá dầu tăng khoảng 4% lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020 do vắc xin virus corona đầy hứa hẹn lần thứ 3, làm gia tăng kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu hồi phục và Tổng thống Mỹ đắc cử Joseph Biden bắt đầu chuyển vào Nhà Trắng.
Chốt phiên giao dịch ngày 24/11, dầu thô Brent tăng 1,8 USD tương đương 3,9% lên 47,86 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,85 USD tương đương 4,3% lên 44,91 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều cao nhất kể từ ngày 6/3/2020.
Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết, tồn trữ dầu thô của Mỹ trong tuần trước tăng nhẹ, trong khi tồn trữ sản phẩm chưng cất giảm tuần thứ 10 liên tiếp.
Giá khí tự nhiên cao nhất 1 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 1 tuần do dự báo thời tiết lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm trong tuần đầu tiên của tháng 12/2020 cao hơn so với dự kiến trước đó.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York tăng 6,4 US cent tương đương 2,4% lên 2,775 USD/mmBTU, cao nhất kể từ ngày 13/11/2020.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 6 US cent lên 2,89 USD/mmBTU.
Giá vàng tiếp đà giảm
Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng do tiến triển vắc xin Covid-19 và được thúc đẩy bởi sự chuyển đổi của Nhà Trắng, khiến các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản rủi ro hơn.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 1,5% xuống 1.807,95 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.800,01 USD/ounce - thấp nhất kể từ ngày 17/7/2020 và vàng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York giảm 1,8% xuống 1.804,6 USD/ounce. Tuy nhiên, tính từ đầu năm đến nay giá vàng tăng hơn 19%, được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích toàn cầu,
Giá đồng cao nhất 30 tháng
Giá đồng đạt mức cao nhất gần 30 tháng, do hoạt động thúc đẩy mua vào bởi lạc quan về vắc xin Covid-19, nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – tăng mạnh và đồng USD suy yếu.
Giá đồng trên sàn London tăng 1,7% lên 7.297 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá đồng đạt 7.331 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 6/2018 và tính đến nay giá đồng tăng gần 70% kể từ khi đại dịch – lần đầu tiên - ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hồi tháng 3/2020.
Nhập khẩu đồng của Trung Quốc trong tháng 10/2020 tăng lên mức cao nhất 2 tháng, cho thấy tốc độ hồi phục sau đại dịch tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới
Sản lượng công nghiệp Trung Quốc trong tháng 10/2020 tăng 6,9% sau khi tăng trong tháng 9/2020 và tăng cao hơn mức dự kiến 6,5%.
Giá thép giảm, quặng sắt duy trì vững
Giá thép tại Thượng Hải giảm do điều kiện thời tiết bất lợi và số trường hợp nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 0,9% xuống 3.910 CNY (594,18 USD)/tấn, giá thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 4.042 CNY/tấn, giá thép không gỉ tăng 0,6% lên 13.405 CNY/tấn.
Trong khi đó, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên duy trì vững ở mức 876 CNY/tấn.
Giá cao su tăng
Giá cao su trên sàn Osaka tăng hơn 3,5%, trong bối cảnh thị trường tài chính tăng sau khi 1 loại vắc xin virus corona khác phát triển hiệu quả.
Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2021 trên sàn Osaka tăng 8 JPY tương đương 3,5% lên 234,8 JPY/kg. Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 1,2% lên 14.675 CNY/tấn.
Giá cà phê giảm
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE giảm 1,15 US cent tương đương 1% xuống 1,159 USD/lb.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn London giảm 25 USD tương đương 1,8% xuống 1.353 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica chịu áp lực giảm bởi vụ thu hoạch bội thu tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil, song khu vực vành đai trồng cà phê của nước này dự kiến bị ảnh hưởng bởi thời tiết khô trong 6-10 ngày tới, làm dấy lên mối lo ngại về nguồn cung trong niên vụ tới, Maxar cho biết.
Giá đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE giảm 0,09 US cent tương đương 0,1% xuống 15,04 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 9 tháng trong tuần trước đó.
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 2,9 USD tương đương 0,8% xuống 408,6 USD/tấn.
Các nhà máy đường Ấn Độ - lần đầu tiên – trong 3 năm đồng ý xuất khẩu đường mà không cần sự hỗ trợ của chính phủ. Ấn Độ - nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới – sử dụng trợ cấp để khuyến khích xuất khẩu lượng đường dư thừa và đảm bảo các nhà máy thanh toán cho nông dân trồng mía. Sự bất đồng giữa các bộ trưởng đã trì hoãn việc công bố trợ cấp xuất khẩu trong niên vụ này, điều này đã khiến xuất khẩu bị đình trệ và đẩy giá đường toàn cầu tăng.
Sản lượng đường trắng của Indonesia năm 2021 ước tính sẽ đạt 2,2 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo năm 2020 (2,23 triệu tấn), Thứ trưởng kinh tế cho biết.
Giá lúa mì cao nhất 2 tuần, ngô và đậu tương giảm
Giá lúa mì tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 2 tuần do điều kiện cây trồng lúa mì vụ đông suy giảm, dấy lên mối lo ngại nguồn cung, trong khi giá ngô giảm trước kỳ nghỉ lễ Tạ ơn vào ngày thứ năm (26/11/2020).
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 13 US cent lên 6,17-1/2 USD/bushel, trong phiên có lúc đạt 6,18-1/2 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 11/11/2020. Trong khi đó, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2021 giảm 3/4 xuống 4,32-1/2 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 1/2021 giảm 1/4 US cent xuống 11,91-1/4 USD/bushel, sau 1 phiên tăng lên 12 USD/bushel – cao nhất kể từ tháng 6/2016.
Giá dầu cọ tiếp đà giảm
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm phiên thứ 3 liên tiếp trong 4 phiên, do xuất khẩu dầu cọ của nước này trong tháng 11/2020 giảm dấy lên mối lo ngại nhu cầu, trong khi giá các loại dầu thực vật khác giảm gây áp lực thị trường.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn Bursa Malaysia giảm 55 ringgit tương đương 1,65% xuống 3.271 ringgit (799,56 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 25/11