Tôi bắt đầu thắc mắc về "tiếng miền Tây" từ ngay từ ngày còn bé vì mãi tôi vẫn không hiểu, tại sao người dân sử dụng hai từ khác nhau cho cùng một con vật như "bánh lỗ tai heo" và "bánh da lợn"? Mãi đến sau này, ngồi trên mạn ghe bẹo đi dọc từ sông Trẹm qua sông Vàm Nao, rẽ về kênh Chắc Cà Đao xuôi theo Cà Mau về Miệt Thứ mới có dịp hiểu đôi chút về cái gọi là "tiếng miền Tây".
Bàn về cái ngữ nghĩa miền Tây thì xin được phép xua tay: "Ôi thôi, nhiều công trình nghiên cứu của các Giáo sư Văn hoá học vẫn còn chưa nguội mực!".
Lại phải nói sơ, người miền Tây tính tình vốn dĩ thẳng thắn, bộc trực; quan điểm của họ không quanh co, không thử lòng, không rào đón trước sau, chính vì vậy mà trong văn phong nói cũng vì vậy mà ảnh hưởng.
Khi giao tiếp, người miền Tây chọn cách nói chính xác và vào đúng trọng tâm, từ điển của họ thường là những từ nặng về mặt hình ảnh ví như: Nước đổ đầu vịt, môi cá trê, chân mày lá liễu, mắt bồ câu, … Một điều mà có lẽ ít ai nhận thấy, đó là người miền Tây thường sử dụng những từ ngữ thuần Việt, nhiều từ xuất phát từ cách phát âm của Triều Châu, Quảng Đông, Khmer, rất ít khi dùng từ Hán - Việt,...
Thêm chuyện bỏ lỗi chính tả, đôi khi người miền này cũng lười phát âm, họ không quan trọng về mặt hình thức nên thường tối giản từ ngữ như việc dấu ngã thành dấu hỏi, chữ Gi thành D, chữ S thành X.
Mà dù nói gì đi chăng nữa, câu chuyện về ngữ ngữ của "tiếng miền Tây" sẽ được bàn ở đây "trường kỳ kháng chiến" theo một cách đơn giản hơn bao giờ hết.
CÒN NỮA "NHA HÔN"!