3 công dụng của quả lựu
1. Giảm căng thẳng, tăng cường tổng hợp collagen
Vitamin C có trong lựu giúp tổng hợp corticosteroid làm giảm căng thẳng. Cùng với dopamine, norepinephrine và các chất dẫn truyền thần kinh khác, ăn lựu sẽ tạo ra những cảm xúc thích cực như hạnh phúc và nhiệt tình.
Đồng thời, vitamin C còn giúp tổng hợp collagen, sửa chữa những tổn thương da do tia cực tím gây ra, cải thiện vết nám và nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hoá.
2. Trẻ hóa mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và ức chế cholesterol xấu
Phần màu đỏ của quả lựu có chứa các polyphenol như anthocyanins, proanthocyanidins và axit ellagic. Nghiên cứu của Viện khoa học hệ tuần hoàn Tây Ban Nha chỉ ra rằng, chất polyphenol có trong quả lựu đỏ có tác dụng làm giãn nở mạch máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, làm trẻ hóa mạch máu và cải thiện hệ thống tuần hoàn máu trong cơ thể.
Cùng với đó, lựu cũng được chú ý nhiều với tác dụng chống viêm và được mệnh danh là “vua chống oxy hóa” bởi có khả năng chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh. Quá trình oxy hóa cholesterol là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch. Không chỉ vậy, ăn lựu đỏ còn có thể ngăn cản quá trình oxy hóa màng tế bào, hỗ trợ hạ huyết áp.
3. Ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh
Phụ nữ sau mãn kinh sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn do các yếu tố như suy giảm nội tiết tố nữ và lão hóa về thể chất. Chất estrone trong lựu có tác dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen, Trong báo cáo phân tích thực nghiệm trên động vật, lựu đỏ có tác dụng cải thiện chứng loãng xương, thoái hóa khớp, thấp khớp và các bệnh khác.
Tại một số nơi như Trung Đông và Ấn Độ, lựu được mệnh danh là loại "quả trường thọ" và có tác dụng như một vị thuốc. Như đã nêu trên, lựu không chỉ giúp làm giảm căng thẳng, trẻ hóa mạch máu mà còn ức chế cholesterol xấu trong cơ thể và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể ăn lựu.
Những người không nên ăn lựu
1. Người bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng
Lựu chứa nhiều axit hữu cơ và đường. Khi ăn lựu, axit hữu cơ rất dễ làm tổn thương men răng, thúc đẩy quá trình oxy hóa, đặc biệt với bệnh nhân bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn ăn thì sau khi tiêu thụ, người bệnh cần đánh răng ngay lập tức.
2. Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mãn tính
Trong lựu có chứa nhiều axit citric và axit glyphic sẽ làm tăng tốc độ bài tiết axit dạ dày. Chính vì vậy, với những người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và loét tá tràng nên ăn ít lựu để hạn chế việc dạ dày tiết ra một lượng axit lớn làm tổn thương niêm mạc, gây bất lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân.
3. Người mắc chứng táo bón
Lựu là một loại trái cây khá khó tiêu hóa bởi trong nó chứa rất nhiều tannin có thể khiến tình trạng táo bón càng trở nên tồi tệ. Cùng với đó, lựu cũng có tính nóng khiến bệnh nhân ăn quá nhiều lựu một lúc sẽ khiến cơ thể xuất hiện tình trạng nóng trong.
Khi ăn cũng không nên nuốt hạt lựu vì khá khó tiêu hoá, với người lớn cần nhai kỹ trước khi nuốt, trẻ em tốt nhất không nên ăn cả hạt. Thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
Nguồn và ảnh: edh.tw, Sohu, Pinterest