Kỹ năng học tập “sống còn” cho Gen Z tại đại học

Quang Vũ | 22-02-2022 - 19:18 PM

(Tổ Quốc) - Sinh viên cần nắm vững những kỹ năng học tập nào để mở rộng cơ hội phát triển bản thân toàn diện về học thuật và kỹ năng thực tiễn?

Đối mặt với lượng kiến thức khổng lồ, những bài tập "khó nhằn" cùng deadline dồn dập, sinh viên đại học sẽ có lúc bị áp lực về tinh thần khi cố gắng cân bằng giữa học tập với công việc, sở thích cá nhân.

Tham khảo những chia sẻ đến từ giảng viên và sinh viên Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) với MC Khánh Vy trong chương trình IELTS Face-Off - Nightly Show mùa 8 để "bỏ túi" những kỹ năng học tập giúp sinh viên tận hưởng đời sống đại học hiệu quả, vui vẻ hơn nhé.

Lập kế hoạch quản lý thời gian "chinh phục" deadline

Theo quan sát của thầy Michael Lomax (Giảng viên chuyên ngành Quản trị Marketing tại BUV), nguyên nhân khiến nhiều sinh viên gặp áp lực học tập không hẳn bắt nguồn từ độ khó của bài tập mà từ lo lắng về mặt thời gian thực hiện.

Kỹ năng học tập “sống còn” cho Gen Z tại đại học - Ảnh 1.

Chia nhỏ đầu việc theo ngày hay tuần giúp sinh viên chinh phục các mục tiêu cá nhân. Ảnh: Freepik

Lập kế hoạch từ sớm và chia nhỏ đầu việc theo ngày hoặc theo tuần là chìa khóa giúp sinh viên giảm bớt áp lực về deadline, có thêm thời gian cho các hoạt động khác, theo chia sẻ của thầy David Holloway (Giảng viên chuyên ngành Khoa học Máy tính tại BUV). Đơn cử với một bài luận 2.500 từ có thời hạn 6 tuần, sinh viên nên dành tuần đầu để lập kế hoạch và nghiên cứu tài liệu, 5 tuần sau mỗi tuần viết 500 từ.

Tương tự như vậy, khi đối mặt với khối lượng bài tập lớn, Đỗ Đức Mạnh (Sinh viên năm ba, chuyên ngành Quản trị Marketing) sẽ áp dụng phương pháp lập kế hoạch, sắp xếp bài tập theo mức độ ưu tiên của môn học, trao đổi với giảng viên về ý tưởng triển khai và cách cải thiện bài viết.

Nguyễn Như Huyền (Sinh viên năm nhất, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế) nhận thấy quản trị thời gian giúp bạn cân bằng cuộc sống cho bản thân và gia đình. Hoàn thành từng đầu việc nhỏ mỗi ngày cũng tạo cảm giác thành tựu và nâng cao tinh thần học tập cho Huyền.

Chất lượng hơn số lượng

Ghi chép tất cả mọi thứ là thói quen nghe giảng của nhiều sinh viên, nhưng thói quen này lại ngốn khá nhiều thời gian và sự tập trung, giảm hiệu quả tiếp thu.

Lời khuyên của thầy David Holloway dành cho các bạn là chỉ ghi chép ngắn gọn các ý chính và từ khóa cần thiết. Thực tế tại BUV, giảng viên luôn đánh giá cao khi sinh viên chú ý lắng nghe, chủ động đặt câu hỏi, trao đổi cùng thầy cô, bạn bè.

Phương pháp này cũng được Đức Mạnh áp dụng khi nghe giảng. Cụ thể, cậu sẽ ghi lại các thông tin chính bằng từ viết tắt để dành nhiều thời gian lắng nghe và thảo luận hơn, sau đó Mạnh sẽ xem lại bài giảng trên nền tảng học online Canvas để ôn tập kỹ hơn.

Kỹ năng học tập “sống còn” cho Gen Z tại đại học - Ảnh 2.
Kỹ năng học tập “sống còn” cho Gen Z tại đại học - Ảnh 3.

Giảng viên luôn khuyến khích sinh viên tập trung nghe giảng và trao đổi ý kiến. Ảnh: BUV

Điều này cũng áp dụng khi rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu, thay vì ép mình đọc nhiều và liên tục trong một khoảng thời gian dài, sinh viên có thể chia nhỏ đoạn để đọc và hãy xác định rằng "trong 20 phút tới mình sẽ tập trung đọc và hiểu đoạn này".

Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau

Theo thầy Michael Lomax, các kỹ năng giải quyết vấn đề, tương tác liên cá nhân và kỹ năng lãnh đạo cần thiết với mọi sinh viên trong học tập, công việc và cuộc sống sau này.

Tại BUV, sinh viên thường xuyên tham gia thảo luận, thực hiện và thuyết trình bài tập nhóm. Các câu lạc bộ, dự án, và cuộc thi lớn như Hult Prize, TEDx BUV... do sinh viên khởi xướng được nhà trường hỗ trợ cũng là cơ hội để các bạn cải thiện các kỹ năng thực tiễn và tạo ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng.

Kỹ năng học tập “sống còn” cho Gen Z tại đại học - Ảnh 4.
Kỹ năng học tập “sống còn” cho Gen Z tại đại học - Ảnh 5.

Các cuộc thi, dự án như Hult Prize, TEDx BUV… mang đến nhiều kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng ứng dụng cho sinh viên tại BUV. Ảnh: BUV

Thầy David chia sẻ thêm, đừng ngại tận dụng sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để vượt qua nỗi sợ hãi cá nhân và chinh phục mục tiêu, bắt đầu từ việc chủ động đặt câu hỏi cho giảng viên cho tới luyện tập thuyết trình trước một nhóm bạn.

Như Huyền nhận thấy tham gia các hoạt động nhóm đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho bạn. Từ một cá nhân hạn chế về khả năng giao tiếp và thấu hiểu, Huyền trở thành một nhóm trưởng luôn cố gắng tạo động lực, thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm.

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và chia sẻ của các chuyên gia và sinh viên tại môi trường đại học quốc tế. Với thông điệp "Viva Students Life", IELTS Face-Off mùa 8 do Ban Khoa Giáo - Đài truyền hình Việt Nam (VTV7) và Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) phối hợp thực hiện, hướng tới việc cung cấp những kỹ năng, kiến thức cần thiết và những câu chuyện truyền cảm hứng giúp các bạn trẻ biến đại học thành quãng thanh xuân tươi đẹp nhất trong cuộc đời.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM

Khám phá "Thế giới trang sức" lộng lẫy của Lộc Phúc tại triển lãm Jewelry Fair 2024

Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Triển lãm Jewelry Fair 2024 với chủ đề "Tôn vinh phụ nữ - Tỏa sáng vẻ đẹp vượt thời gian" đã chính thức khép lại vào ngày 07/11/2024 tại Aeon Mall Tân Phú. Sự kiện do Lộc Phúc Fine Jewelry phối hợp cùng các đối tác uy tín tổ chức đã thực sự mang đến một không gian trang sức đầy màu sắc,