Hỏi vui: Vì sao khi quan đại thần khấu kiến, nhà vua lại nói "bình thân" ?
Đáp gọn: Tại Trung Quốc, tục quỳ gối đã xuất hiện từ rất lâu. Chủ nhà thời cổ đại thường quỳ trên chiếu hoặc tràng kỷ tiếp khách để thể hiện sự khiêm nhường, tôn kính với những vị khách tới chơi nhà.
Tục lệ này sau đó được phát triển thành người có đẳng cấp thấp (như nô lệ, thường dân) quỳ gối, cúi đầu trước người đẳng cấp cao hơn (quan lại, vua chúa). Nói cách khác, khấu đầu bái lạy chính là cách một người hạ thấp thân thể để khẳng định mình có thân phận thấp kém hơn đối phương.
Trong nghi thức cung đình, các quan đại thần bắt đầu quỳ lạy khi nhìn thấy hoàng đế kể từ thời nhà Nguyên. Đầu buổi chầu, bá quan văn võ sẽ quỳ gối đồng thanh hô: "Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế". Hoàng thượng nghe xong sẽ nói: "Bình thân".
Trong trường hợp này, chữ "bình" có nghĩa là bình đẳng, "thân" ở đây là thân thể, ý nói hoàng thượng mời các quan đứng lên cho cao bằng mình. Trên diễn đàn hỏi đáp Baidu Zhidao, có người cũng đưa ra phán đoán đây chính là cách bậc thiên tử thể hiện lại sự tôn trọng với các quan đại thần.