Thứ ba ngày 10/3, Thủ tướng Giuseppe Conte đã kêu gọi 60 triệu dân hạn chế ra khỏi nhà. Đồng thời, chính phủ áp dụng lệnh phong tỏa chưa từng có tiền lệ, bao gồm cấm tổ chức sự kiện đông người; đóng cửa trường học và các nơi công cộng như rạp chiếu phim; đình chỉ các hoạt động tôn giáo bao gồm cả ma chay cưới hỏi... Hiện giờ, lực lượng cảnh sát và nhân viên y tế đã đặt các trạm kiểm soát trên xa lộ và nhà ga để ngăn chặn những ai vi phạm.
"Quyết định đúng đắn vào thời điểm này là hãy ở trong nhà. Tương lai của chúng ta, tương lai của Italy đang nằm trong tay mỗi người dân" - thủ tưởng Conte khẳng định.
Đáp lại lời kêu gọi của ông, người dân Italy đã sử dụng hashtag #iostoacasa (tôi ở nhà) để đăng lên mạng xã hội cùng với hình ảnh nấu ăn hay đọc sách. "Mọi người đang đánh giá tình hình một cách nghiêm túc" - ông Federico Badia, thợ đóng giày, chia sẻ.
Tuy nhiên, Badia cũng lo ngại về "tương lai của những thị trấn nhỏ như Orvieto" bởi cuộc sống nơi đây phụ thuộc vào du lịch. "Nếu du khách không đổ về trong tháng tới, năm nay sẽ chẳng có mùa du lịch gì nữa" - người thợ đóng giày trầm ngâm nói.
Chỉ còn một số ít du khách nán lại Italy trong mùa dịch (Ảnh: AFP, Getty)
Trong khi đó, cuộc sống ở các đô thị lớn như Rome, Milan hay Venice cũng chững lại. "Bạn có thể thấy sự khác biệt của Rome hôm nay so với hôm qua. Rất tĩnh lặng. Nếu phải ra ngoài, tôi sẽ mang cả bao tay cao su" - cô Sabina Colombo, một tư vấn viên ở thành phố này cho biết.
"Trong tình huống hiện tại, cần phải có tinh thần trách nhiệm công dân và phải phạt nặng những ai vi phạm... Những kẻ lách luật này chẳng hề quan tâm đến người cao tuổi, người mắc bệnh ung thư hay có hệ miễn dịch suy yếu" - Colombo cho biết thêm, đề cập về tình trạng thiếu hụt nhân lực và vật lực y tế của Italy hiện giờ.
Kelly Medford - một nghệ sĩ Mỹ "mắc kẹt" ở Rome - chia sẻ: "Tâm trạng của chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn chỉ trong 24 giờ. Ai nấy đều cảm thấy sốc khi virus corona tấn công mạnh mẽ và dẫn đến tình trạng tàn khốc hiện nay".
Du khách mang khẩu trang ở quảng trường Duomo, Milan. Chưa bao giờ mà số lượng bồ câu lại "áp đảo" người ta đến vậy (Ảnh: AP)
Lực lượng carabinieri (hiến binh Ý, một lực lượng quân sự làm nhiệm vụ trị an) đang kiểm soát các chốt chặn. (Ảnh: EPA)
Người dân bắt xe rời khỏi vùng dịch Milan ngay trước lệnh phong tỏa (Ảnh: Shutterstock)
Milan phồn hoa bỗng chốc vắng lặng lạ thường (Ảnh: AP)
Mọi phương tiện công cộng đều im ắng, chỉ có lác đác vài vị khách che kín mặt (Ảnh: AP, Getty, Reuters, AFP)
Người phụ nữ che chắn kĩ càng sau khi rời khỏi chuyến tàu từ Milan (Ảnh: EPA)
Cũng có một số du khách và dân địa phương muốn trải nghiệm khoảnh khắc vắng lặng hiếm hoi của Milan trước thời khắc phong tỏa (Ảnh: EPA, AP)
Nhiều người khác lại tranh thủ mua sắm tích trữ (Ảnh: Getty)
Người dân hạn chế ra đường trong khi lực lượng an ninh có mặt ở khắp nơi (Ảnh: Getty, Reuters, Shutterstock)
Quảng trường Thánh Peter trống vắng sau khi Vatican cho dựng lên rào chắn bên ngoài (Ảnh: Shutterstock)
Một số hành khách đem theo ván trượt tuyết rời khỏi tàu ở Turin. Chính phủ đã đóng cửa toàn bộ khu trượt tuyết nhằm ngăn chặn dịch lây lan (Ảnh: AP)
Tẩy trùng một viện bảo tàng trong lâu đài Maschio Angioino - được xây dựng từ thời Trung cổ ở thành phố Napoli (Ảnh: AP)
Viên cảnh sát và một du khách trước đấu trường Colosseum, Rome (Ảnh: EPA)
Kênh Lớn ở Venice hoàn toàn vắng bóng du khách (Ảnh: Reuters)
Bác thợ cắt tóc cẩn thận đeo khẩu trang (Ảnh: EPA)
Khách hàng giờ phải đứng sau vạch cảnh báo, giữ khoảng cách với các nhân viên nhằm phòng tránh lây nhiễm (Ảnh: Reuters)
Người dân Rome cũng "bắt trend" chào hỏi kiểu mới (Ảnh: Reuters)
Một phòng điều trị "dã chiến" được dựng lên để giảm tải cho Bệnh viện Brescia (Ảnh: AP)
Một du khách trang bị... mặt nạ công nghiệp ở Florence! (Ảnh: Reuters)
Kiểm tra an ninh ở ga tàu Milano Centrale (Ảnh: Getty)
Đây là Galleria Vittorio Emanuele II - trung tâm thương mại hoạt động lâu đời nhất của Ý và là một tọa độ sầm uất hàng đầu Milan. Thật không ngờ, khu mua sắm này cũng có lúc vắng vẻ đến vậy (Ảnh: Getty)
(Theo Guardian)