• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hàng nghìn người du xuân chợ Viềng, đi lễ Phủ Dầy đầu năm mới

Thực hiện: Minh Ngọc | 26/01/2023

(Tổ Quốc) - Hằng năm, cứ vào dịp đêm mùng 7, ngày mùng 8 Tết âm lịch, huyện Vụ Bản đón hàng trăm nghìn lượt khách du xuân chợ Viềng, đi lễ Phủ Dầy.

Ngày 25/1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán) theo ghi nhận của PV, tuy còn 3 ngày nữa mới chính thức khai hội, tuy nhiên rất đông người dân từ các tỉnh đã đến Phủ Dầy, và chợ Viềng du xuân.

Theo người dân địa phương, đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 (âm lịch) sẽ là chính hội, tuy nhiên đối với người dân trong tỉnh Nam Định thường đến Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Phủ Dầy (huyện Vụ Bản) từ ngày mùng 1 Tết.

Hàng nghìn người đã đu xuân Phủ Dầy, chợ Viềng

Những năm gần đây, nhiều người dân ở các tỉnh lân cận cũng không còn chờ đợi, họ cũng bắt đầu du xuân và cầu may mắn, bình an ngay từ đầu năm, chính vì vậy trong những ngày này Phủ Dầy và chợ Viềng luôn đông đúc.

Người dân thập phương đổ về chợ Viềng

Người dân thập phương đổ về chợ Viềng

Dọc theo con đường đi vào Phủ Dầy, các hàng quán đã bắt đầu buôn bán nhộn nhịp. Cũng như năm trước, các mặt hàng tiêu thụ mạnh là cây cảnh, đơm đó, nông cụ … hút khách nhất.

Chị Hoàng Thúy Nga - chủ cửa hàng bán cây cảnh, cho hay, kể từ ngày hôm nay cho đến đêm mùng 7, nhiều người dân đi chợ Viềng sẽ quan tâm đến các loại cây cảnh nhiều, trong đó loại cây lộc vừng là hót nhất.

"Người dân đi chợ Viềng, mua một cây cảnh trên đất thiêng này vì quan niệm đem lại sự may mắn, bình an, phúc lộc", chị Nga nói.

Loại cây mini thu hút sự quan tâm của khách (chủ cửa hàng đã chuẩn bị 2 nghìn cây dây tây)

Nhiều người đã mua được những cây cảnh ưng ý

Tương tự, một chủ cửa hàng cây cảnh mini, cho hay, năm nay loại cây "Dâu tây" đang được nhiều người yêu thích vì giá cả hợp lý (100 nghìn đồng/3 cây). Dự kiến năm nay lượng du khách đến Phủ Dầy sẽ tăng đột biến vì hết dịch Covid-19 nên chủ cửa hàng đã chuẩn bị sẵn 2 nghìn cây.

Cũng theo ghi nhận, dọc theo quốc lộ 37B, nhiều gia đình đã bắt đầu dựng lều quán để phục vụ du khách thập phương. Thịt bò, là món hàng được nhiều người quan tâm.

Du xuân chợ Viềng, Phủ Dầy không thể thiếu những thứ rất đơn giản nhưng ý nghĩa; thọt bò, bánh kẹo, gia dụng, dụng cụ...


Người dân từ thập phương


Chợ Viềng (lối gọi theo tiếng cổ của Chợ Xuân) là phiên chợ đầu năm họp vào đêm mùng 7 ngày mùng 8 ở Nam Định. Theo gia phả họ Trần thì chợ Viềng có từ thời cổ xưa và hình thành theo tục lệ làng xã của người dân địa phương. Từ " Viềng" là từ Hán Việt có nghĩa là: thăm hỏi, viếng thăm, trò chuyện. Nam Định có 4 chợ đó là:

Chợ Viềng ở Phủ Dầy, ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Phủ, đây là chợ viềng chính của Nam Định.

Chợ Viềng ở gần chùa Bi, ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định - còn gọi là chợ Viềng Chùa (hay Viềng Tỉnh).

Chợ Viềng ở xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định - nay chỉ còn tồn tại như một địa danh.

Chợ Viềng ở thôn Hải Lạng, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (còn gọi là Viềng Lạng) họp vào ngày mùng 7 Tết nay rất ít người biết tới.

Phủ Dầy, (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của người Việt trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B và quốc lộ 38B từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình.

Phủ Dầy khởi thủy ban đầu chỉ là 1 quán cỏ được thờ phụng đơn sơ thời Lê Thế Tông (1578 - 1599), sau tới thời Phúc Thái thời vua Lê Chân Tông (1643 -1649) đựợc trùng tân, như trong bài Bái An Thái Tiên nữ từ của Tiến sỹ Phạm Đình Kính (người xã Cổ Sư, huyện Thiên Bản, nay là xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản.

NỔI BẬT TRANG CHỦ