Đầu tư tốt nhất chính là tiết kiệm: “Đọc vị” phương thức bào mòn ví tiền của bạn từ các bậc thầy Marketing

Đình Trọng | 10-07-2022 - 16:08 PM

(Tổ Quốc) - Để có những lựa chọn sáng suốt, hãy tránh những cạm bẫy trong tư duy.

(1)

Trong nhiều chiến lược tiết kiệm tiền, chúng ta sẽ chia tiền thành nhiều khoản khác nhau: khoản tiêu dùng thiết yếu, khoản giáo dục, khoản giải trí,...Tuy nhiên, ở góc độ chi tiêu, việc chia tiền thành nhiều khoản khác nhau sẽ dẫn đến việc chúng ta tiêu dùng nhiều hơn.

Nếu một người đánh bạc với 100 nghìn đồng, ban đầu anh ta may mắn, từ 100 lời được 10 triệu đồng, sau đó vận may trở nên tồi tệ hơn và anh ta thua hết 10 triệu, vậy bạn nghĩ người đó thua bao nhiêu?

Hầu hết mọi người đều cho rằng đó là 100 nghìn đồng, bởi vì đó là tiền vốn của anh ta.

Và theo phân tích trong cuốn "Don't Be a Normal Fool", mọi người đã quen với việc bỏ tiền từ các nguồn khác nhau vào các khoản tiêu tâm lý khác nhau. 100 nghìn đồng kiếm được từ sự chăm chỉ được đưa vào khoản công việc; còn 9 triệu 900 nghìn kiếm được sẽ quy về khoản cờ bạc, vì vậy bạn có thua cũng không thành vấn đề.

Nhưng xét về bản chất tiền bạc, số tiền trên đều đã từng một lần thuộc về người này, và chúng đều có thể dùng để quản lý tài chính và tiêu dùng, cho nên trên thực tế người này đã mất đi 10 triệu đồng.

Số tiền thắng được có thể bị tiêu xài phung phí, còn số tiền khó kiếm hơn lại được trân trọng và tiết kiệm, điều này cho thấy mọi người sẽ có sự khác biệt rõ ràng về khuynh hướng tiêu dùng và thói quen mạo hiểm khi họ xử lý tiền theo những tâm lý khác nhau.

Dưới con mắt của những người ra quyết định theo lý tính, tiền là vật ngang giá và không có sự phân biệt giữa các nguồn tiền khác nhau.

Lợi dụng tâm lý, chúng ta có thể điều chỉnh cách chúng ta tiết kiệm và tiêu tiền.

Ví dụ như bạn đưa tiền cho bố mẹ, nếu bạn đưa liền một số tiền lớn thì chắc chắn họ sẽ tiết kiệm và không sẵn sàng chi tiêu. Nếu bạn chia tiền thành nhiều phần nhỏ hơn và cho họ một khoản nhỏ mỗi tháng, họ sẽ dễ dàng sử dụng nó làm tiền tiêu vặt để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Một nghiên cứu về kinh tế học hành vi đã phát hiện ra rằng khi sách, hàng tạp hóa và các sản phẩm giá rẻ khác được bày bán, sẽ thường biểu hiện % mức giá khuyến mãi. Ví dụ, một cuốn sách 50 nghìn được bán với giá 40 nghìn, sẽ được viết là giảm giá 20% .

Khi máy tính, đồ trang sức và các mặt hàng có giá trị lớn được bày bán, giá sẽ được hiển thị là đã giảm giá bao nhiêu tiền. Ví dụ: nếu một máy tính có giá gốc là 50 triệu được bán với giá 45 triệu, nó sẽ được viết là "giảm sốc 5 triệu đồng" thay vì viết giảm giá 10%.

Đầu tư tốt nhất chính là tiết kiệm: “Đọc vị” phương thức bào mòn ví tiền của bạn từ các bậc thầy Marketing - Ảnh 1.

(2)

Kinh tế học truyền thống tin rằng con người là duy lý trí, và miễn là một người có kiến thức cần thiết, người đó có thể đưa ra quyết định lý tính.

Nhưng một người không thể nắm vững tất cả thông tin thị trường, và sở thích của chính người đó cũng sẽ thay đổi không ngừng. Có nhiều yếu tố khiến mọi người dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn, chẳng hạn như "miễn phí".

MIT đã từng thực hiện một thử nghiệm trong đó họ bán hai viên sôcôla cùng lúc trên bàn, một viên kẹo sôcôla Truffle với giá 15 xu và một viên kẹo Hershey với giá 1 xu. Và trên bàn đặt một tấm biển lớn: Mỗi người chỉ được mua một lần!

Vào ngày đầu tiên, 73% chọn trả 15 xu cho một viên Truffle và 27% chọn Hershey.

Ngày hôm sau, người thử nghiệm đã giảm giá của cả hai loại sôcôla xuống 1 xu, thay đổi giá của Truffle thành 14 xu và Hershey được miễn phí.

Kết quả là 31% đã chọn sô cô la truffles và 69% chọn Hershey miễn phí.

Tại sao mọi người lại thay đổi lựa chọn của họ chỉ vì một xu, chọn Hershey thay vì Truffle ban đầu?

Bởi vì họ đã không đưa ra quyết định lý trí hơn rằng cái họ cần là gì, mà là vì "Socola Hershey" miễn phí.

Nhà kinh tế học Richard Taylor phát hiện ra rằng mọi người thường đau khổ vì mất đi những gì họ đã có hơn là niềm vui khi đạt được điều tương tự.

Ví dụ, nỗi đau khi mất 100 nghìn đồng sẽ lớn gấp đôi niềm hạnh phúc khi nhặt được 100 nghìn đồng, và nghĩ rằng cần nhặt được 200 nghìn đồng mới có thể xoa dịu nỗi đau mất 100 nghìn đồng.

Theo lý thuyết này, nếu đối phương muốn khiến bạn ra quyết định mua hàng, sẽ để bạn "sở hữu" trước.

Ví dụ, ông chủ yêu cầu hai người làm cùng một việc, và người thứ nhất được thưởng 5 triệu đồng, nếu làm không được việc sẽ phải trả lại tiền thưởng và đưa cho người thứ hai. Như vậy chắc chắn người thứ nhất sẽ có động lực làm việc hơn người thứ hai không có gì.

Vì thế, tác giả đề xuất một phương pháp ra quyết định: sử dụng phép chuyển vị để suy nghĩ.

Nếu bạn đang cân nhắc có nên đồng ý từ bỏ thứ gì đó hay không, thì hãy thay đổi góc độ và suy nghĩ xem liệu bạn có sẵn sàng theo đuổi nó khi bạn chưa từng sở hữu nó hay không. Nếu câu trả là là "có" thì đừng từ bỏ nó, và ngược lại hãy dứt khoát vứt bỏ.

Khi bạn đánh mất thứ gì đó và rồi do dự có nên mua lại nó không, bạn cũng có thể đổi cách nghĩ một chút, là nếu bạn đánh mất một thứ có giá trị tương tự, bạn có mua một cái khác không? Nếu là "không", hãy dứt khoát mua luôn, nếu là "có", hãy dứt khoát từ bỏ.

Đầu tư tốt nhất chính là tiết kiệm: “Đọc vị” phương thức bào mòn ví tiền của bạn từ các bậc thầy Marketing - Ảnh 2.

(3)

Đại học Cornell đã thực hiện một nghiên cứu về bỏng ngô: lượng bỏng ngô mọi người ăn trong rạp chiếu phim không liên quan nhiều đến mùi vị bỏng ngô, rạp chiếu phim đó như thế nào, loại phim đang xem là gì, v.v. mà chỉ liên quan đến kích thước của hộp bỏng ngô.

Hãy mở lịch sử mua hàng của bạn, bạn có thường mua những thứ bạn không thực sự muốn vì bạn không thể cưỡng lại sự cám dỗ của thứ mang tên "đại hạ giá" không?

Hãy mở tủ quần áo ra, có phải có rất nhiều quần áo bạn đã mua vì quá rẻ nhưng mua về bạn còn chưa từng động vào chúng?

Hãy xem những món hàng có trên tay, có phải bạn đã mua chúng để được giảm giá chứ không phải thứ bạn muốn là chính món hàng đó?

Vô hình trung luôn có một thế lực nào đó khiến bạn phải đưa ra những quyết định phi lý trí.

Có một cuộc khảo sát trong "Triệu phú nhà bên": Bạn có biết gia đình mình chi tiêu bao nhiêu cho thực phẩm, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại hàng năm không?

62,3% người giàu trả lời câu hỏi này ở dạng khẳng định. Mặc dù họ có tiền nhưng họ vẫn cẩn thận với ngân sách của mình.

Hoặc, nên nói là họ giàu có bởi vì họ có ý thức về ngân sách.

Nếu bạn chỉ làm theo bản năng của mình và làm bất cứ điều gì bạn muốn, bạn sẽ làm rất tốt chức vị của một "người nghèo", nhưng để giàu có, hay có thể vẫn luôn giàu có thì bạn cần phải học.

Học cách quản lý chi tiêu, và càng phải học học cách quản lý cảm xúc và ham muốn của mình.

Romain Rolland đã nói: "Hạnh phúc đích thực, vĩnh cửu, tối cao chỉ có thể có được từ ba điều: công việc, sự tự chủ và tình yêu".

Học cách kiểm soát ham muốn của bản thân và biết cách trở thành một người "có năng lực nhưng không mù quáng", để sự giàu có có thể tăng trưởng lâu dài; phá vỡ những hạn chế của lối suy nghĩ truyền thống và đưa ra quyết định hợp lý nhất trong từng thời điểm.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM