Cả gan đe dọa Mỹ, Thổ đối mặt hiện thực tàn khốc: "Kẻ thù" có thêm 40 tiêm kích hiện đại!

Hoài Giang | 02-12-2020 - 13:37 PM

(Tổ Quốc) - Không quân một quốc gia Địa Trung Hải đã lên kế hoạch trang bị khoảng 40 tiêm kích F-35 và Rafale với mục tiêu không che giấu là ngăn chặn tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ?

"Kẻ thù truyền kiếp" của Thổ sắp sở hữu gần 20 chiếc F-35

Hôm 30/11, Đại sứ Mỹ tại Hy Lạp xác nhận rằng Athen đã tìm cách mua tiêm kích F-35 do Lockheed Martin sản xuất trong bối cảnh căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ ở đông Địa Trung Hải.

Theo Đại sứ Geoffrey Pyatt: "Hoa Kỳ, ở các cấp cao nhất, đã hoan nghênh sự quan tâm của Hy Lạp trong việc mua F-35 cho Lực lượng Không quân Hellenic (HEF-Không quân Hy Lạp)".

"Chúng tôi đã đưa ra thông điệp ủng hộ của chúng tôi đối với hoạt động thương mại và đang hợp tác chặt chẽ với nhau trong một chương trình mua vũ khí trong tương lai.

Mối quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Hy Lạp đang ở mức cao nhất (trong) mọi thời đại và là một trong những mối quan hệ quân sự mạnh mẽ nhất của Mỹ ở Châu Âu.

Con đường để (Athen) có được F-35 là một quá trình kéo dài nhiều năm, được xây dựng một cách tự nhiên dựa trên những thành công đạt được trong chương trình nâng cấp F-16 Viper của Hy Lạp", Đại sứ Pyatt nhấn mạnh.

Cả gan đe dọa Mỹ, Thổ đối mặt hiện thực tàn khốc: Kẻ thù có thêm 40 tiêm kích hiện đại! - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình F-35B của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Không quân Hoàng gia Anh (RAF) di chuyển tới vị trí tiếp nhiên liệu bằng Voyager KC.Mk 2 của RAF tại Bắc Hải (Nguồn: Al-Monitor/Getty Images).

Vào đầu tháng 11/2020, tờ Proto Thema của Hy Lạp đưa tin Athen đã chính thức gửi một lá thư tới Lầu Năm Góc yêu cầu tham gia chương trình F-35 trong một lá thư gửi Bộ Quốc phòng Mỹ.

Đáng chú ý, bức thư được cho là bao gồm một yêu cầu sơ bộ về việc cung cấp cho HEF số lượng F-35 từ 18 đến 24 chiếc vào năm 2021.

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis mới đây cũng đã tuyên bố lên kế hoạch mua 18 tiêm kích Rafale do Pháp chế tạo để thay thế những chiếc Mirage 2000 cũ của HEF.

"Cái gật đầu" của Washington được đưa ra sau căng thẳng cao độ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước láng giềng ở khu vực phía đông Địa Trung Hải về tài nguyên dầu khí, cũng như lo ngại ở một số quốc gia Arab về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Ankara trong khu vực.

Cần nhấn mạnh là vào năm 2019, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 sau khi Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Vào tháng 10/2020, trong lúc Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm S-400 thì các Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen (D-MD) và James Lankford (R-OK) đã tiếp tục kêu gọi chính quyền của ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ankara vì hành vi mua S-400.

Chính quyền của ông Trump cũng đã chính thức thông báo với Lưỡng viện Mỹ về ý định bán F-35 cho UAE, một "đối thủ" khác của Thổ Nhĩ Kỳ.

Clip chiến đấu cơ F-35 của Mỹ lần đầu thả bom hạt nhân.

Mỹ sẽ "mạnh tay" với Thổ, rút bỏ Căn cứ Incirlik?

Đầu tháng 11/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Panagiotopoulos đã công bố kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân mới trên Đảo Crete.

Trong chiến dịch can thiệp quân sự của NATO vào Libya năm 2011, Đảo Crete đã chứng minh giá trị quân sự của nó đối với khu vực Địa Trung Hải, Bắc Phi và Trung Đông.

Thông báo của ông Panagiotopoulos được đưa ra ngay sau chuyến thăm của trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề chính trị và quân sự, R. Clarke Cooper tới Căn cứ Hải quân Souda tại Đảo Crete với mục đích tham quan các cơ sở hạ tầng quân sự của NATO tại đây.

Cả gan đe dọa Mỹ, Thổ đối mặt hiện thực tàn khốc: Kẻ thù có thêm 40 tiêm kích hiện đại! - Ảnh 3.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về các vấn đề chính trị và quân sự R. Clarke Cooper (người đầu tiên bên trái) trong chuyến thăm Căn cứ Hải quân Souda.

Khi được phóng viên của Al-Monitor hỏi liệu chuyến đi của ông có bao gồm tìm kiếm các giải pháp thay thế cho sự hiện diện của Quân đội Mỹ tại Căn cứ Không quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ hay không, ông Cooper trả lời:

"Không có gì bất thường khi thấy các quan chức như tôi thực sự phải bỏ ra thời gian để thực hiện một số đánh giá về phương án phụ.

Khi xem xét ở (cấp độ) vĩ mô của toàn bộ lục địa… thông qua nền tảng về sự cạnh tranh quyền lực lớn, Mỹ đã tập trung kỹ hơn vào những nơi cần ở lại hoặc những nơi có thể cần có sự điều chỉnh".

Căn cứ Không quân Incirlik là nơi đóng quân quan trọng của các lực lượng Mỹ và NATO nằm ở Thành phố Adana của Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ cách biên giới với nước láng giềng Syria 250 km.

Căn cứ này là nơi đóng quân của hàng nghìn lính không quân Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ. Với hơn 50 nhà chứa máy bay và đường băng dài 3.048 m, căn cứ Incirlik có thể đáp ứng mọi loại máy bay dân sự lẫn quân sự.

Thực tế, một lượng lớn máy bay chiến đấu và máy bay không người lái (UAV) của Mỹ hiện đang được triển khai ở đây cùng một số bom hạt nhân B61.

Vào cuối năm 2019, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đe dọa sẽ đóng cửa căn cứ nếu Mỹ trừng phạt Ankara vì chuyện mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Cả gan đe dọa Mỹ, Thổ đối mặt hiện thực tàn khốc: Kẻ thù có thêm 40 tiêm kích hiện đại! - Ảnh 6.

Mỹ có thể sẽ di chuyển các căn cứ như Incirlik từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Đảo Crete của Hy Lạp?

Thổ Nhĩ Kỳ ở thế bị "thập diện mai phục"?

Hôm 2/12, Daily News Egypt dẫn nguồn Quân đội Ai Cập cho biết cuộc tập trận hải quân và không quân đa quốc gia "Medusa 10" đã diễn ra tại hải phận của Ai Cập trên Địa Trung Hải.

Về cơ bản cuộc tập trận được vận hành bởi các lực lượng Ai Cập, Hy Lạp và Síp (Cyprus), tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng Hải quân Pháp và UAE cũng sẽ tham gia.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar đã cáo buộc các nước láng giềng cố tình tìm cách leo thang căng thẳng thông qua cuộc tập trận.

Bất chấp phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cũng dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Cyprus. Bản thân ông Cooper cũng nhấn mạnh rằng Mỹ muốn viện trợ quân sự phi sát thương cho hòn đảo để ngăn chặn "Hải quân Nga":

"Để chúng tôi có thể tiến xa hơn với Cộng hòa Síp (Cyprus), chúng tôi cần thấy những đảm bảo hơn nữa về khả năng chống các tàu Hải quân Nga tiếp cận".

Cảnh quay từ buồng lái F-16 Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy giao diện ngắm bắn đang bám sát F-16 Hy Lạp trong một trận "không chiến giả" liên quan tới tranh chấp chủ quyền (Nguồn: BQP Thổ Nhĩ Kỳ).

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM