"Tư duy ngược" được hiểu là lối tư duy khác biệt so với những tư duy theo lối mòn trước đây về các sự việc, cũng như quan điểm quen thuộc, có vẻ như đã trở thành kết luận trong đời sống, dựa trên nhiều góc độ khác nhau để phân tích và giải quyết vấn đề.
Đôi khi có một vài chuyện, cho dù suy ngẫm thế nào cũng không thể thông suốt, nhưng khi thay đổi cách nghĩ thì lại sáng tỏ rõ ràng, thậm chí còn mang lại những niềm vui không thể ngờ tới.
Hãy cùng đọc và suy ngẫm những câu chuyện sau đây:
01
Một người đàn ông bị trộm điện thoại ở gần ga tàu, liền nhờ bạn gửi một tin nhắn vào điện thoại của mình: "Anh ơi, tàu sắp chạy rồi, em không đợi anh được nên lên tàu trước rồi! 20 ngàn đô nợ anh, em để ở ngăn tủ A21chỗ gửi đồ ở ga tàu, mật khẩu là 1685 anh nhé."
Nửa tiếng sau, kẻ trộm điện thoại bị bắt sống ngay trước tủ A21 đó.
Bạn thấy, rất nhiều vấn đề đều được giải quyết nhẹ nhàng nhờ vào lối tư duy ngược đầy sáng tạo.
02
Một công xưởng nọ hoạt động kém hiệu quả, con người thường cứ phải túm tụm loay hoay quanh máy móc và linh kiện, người nào người nấy mệt thừa sống thiếu chết, mà năng suất vẫn không cao.
Sau này có người đã cải tiến quy trình sản xuất, con người không cần động chân tay mà máy móc thiết bị làm hết. Cứ như vậy, họ dần dần phát triển khái niệm dây chuyền sản xuất, năng suất lao động nâng cao rõ rệt.
Người Nhật chính là quốc gia thịnh hành lối tư duy ngược này.
03
Một thanh niên đòi tự sát trên sân thượng tòa nhà, đám đông bao quanh dõi theo. Khi cảnh sát hỏi nguyên nhân, người thanh niên nói: Cô bạn gái 8 năm đã bỏ anh ta theo một người giàu có, ngày mai họ kết hôn, vì thế anh ta cảm thấy mình sống không còn ý nghĩa.
Một người cao tuổi đứng bên cạnh đáp: Vợ người ta ngủ với cậu suốt 8 năm trời, cậu còn muốn tự sát nỗi gì?
Chàng trai trẻ nghĩ lại, thấy cũng đúng, nhoẻn cười rồi bước xuống.
Những việc làm ta khó chịu, nhiều không kể siết, nhưng khi nghĩ theo tư duy ngược lại cảm thấy cũng không kinh khủng như tưởng tượng, thay đổi góc độ suy nghĩ về sự việc, có thể sẽ tìm được lối thoát cho chính mình.
04
Câu chuyện về "Tư Mã Quang đập chum" trong lịch sử Trung Quốc là một ví dụ điển hình về lối "tư duy ngược dòng".
Khi có ai đó rơi xuống nước, tư duy thông thường của chúng ta sẽ là "cứu người đó ra khỏi dòng nước".
Nhưng Tư Mã Quang khi đối mặt với tình thế cấp bách, đã sử dụng lối "tư duy ngược", quyết đoán dùng đá đập vỡ chum nước, "để dòng nước ra khỏi người", cứu sống được người bạn nhỏ.
05
Một thương nhân đến vay Hassan khoản tiền 2000 đô, giấy ghi nợ cũng đã viết xong. Nhưng sắp tới thời hạn trả tiền, Hassan mới đột nhiên phát hiện tờ giấy ghi nợ không còn, điều này khiến anh ta vô cùng lo lắng.
Bởi hơn ai hết anh ta hiểu rõ, khi giấy ghi nợ không còn, thì người vay tiền anh ta cũng sẽ ăn quỵt luôn số tiền đó.
Nasrekin, một người bạn của Hassan sau khi biết chuyện, đã nói với anh rằng: "Cậu viết bức thư gửi qua cho người thương nhân kia, bảo anh ta đến hạn, trả cậu số tiền 2500 đô đã vay của cậu."
Hassan nghe xong thì bối rối khó hiểu: "Tớ đánh mất giấy ghi nợ, muốn đòi 2000 còn khó. Làm sao đòi nổi 2500 đô?" Mặc dù không hiểu, nhưng Hassan vẫn làm theo cách người bạn chỉ.
Bức thư được gửi đi, rất nhanh sau đó Hassan đã nhận được thư phản hồi. Người thương nhân vay tiền viết rõ ràng trên thư với nội dung: "Số tiền tôi vay Ngài là 2000 đồng, không phải 2500, đến lúc đó tôi sẽ trả cho Ngài."
Đây chính là "tư duy ngược".
Lối tư duy này là một kiểu phương pháp luận, một công cụ xử lý vấn đề sắc bén, đưa bạn thoát ra khỏi lối mòn.
Nếu vận dụng tốt nó sẽ mở cho bạn cánh cửa đến với một thế giới mới.