(1)
Hành khách đang ngồi im lặng trên chuyến bay sắp hạ cánh.
Đột nhiên, mọi người bị quấy rầy bởi những âm thanh chói tai, và một đứa trẻ bắt đầu khóc váng lên mà không hề báo trước.
Mẹ của đứa trẻ có vẻ đã quen với chuyện này, nên ngồi im, coi như không có chuyện gì xảy ra.
Mọi người đều rất khó chịu.
Cuối cùng có người không thể chịu đựng được nữa, bèn lên tiếng: "Chị có thể trông nom con của mình được không?"
Bà mẹ lập tức đáp: "Cô không có con à? Con của cô chưa từng khóc nháo sao?"
Ý tứ của lời nói này là, chỉ là một đứa trẻ, cô là người lớn, còn tính toán với cả đứa trẻ hay sao.
Còn những người thật sự biết đồng cảm sẽ làm thế nào?
Sau khi một người mẹ mang con nhỏ lên máy bay, cô đã nhờ tiếp viên hàng không chuyển sôcôla và một "lá thư xin lỗi" cho những hành khách khác trong khoang.
Hành khách nghĩ rằng lá thư mong được thông cảm đó phải là về các vấn đề liên quan đến kiểm soát không lưu, hoãn chuyến bay, ...
Khi mở ra, nội dung bức thư lại là:
Kính thưa các ông bà, cô chú:
Chào buổi tối!
Con là một em bé vừa tròn 6 tháng rưỡi tuổi, xin được gửi lời chào đến các cô các bác ạ!
Hôm nay con may mắn được đi cùng chuyến bay với mọi người đến Sydney. Trong chuyến bay, việc khóc nháo của con có thể ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của mọi người, con rất lấy làm áy náy và xin lỗi!
Mẹ sẽ cố gắng hết sức để xoa dịu con nhanh nhất có thể, xin mọi người hãy thông cảm cho chúng con nhé! Cảm ơn mọi người!
Ngày 28 tháng 3 năm 2017.
Bức thư này viết bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh.
Đây là một câu chuyện có thật, một câu chuyện mà doanh nhân bất động sản Thượng Hải - Hứa Ngưỡng Đông đã trải qua trên một chuyến bay quốc tế.
Ông nói rằng đó là một lá thư xin lỗi không nên xin lỗi.
Một đứa trẻ sáu tháng tuổi lần đầu tiên xa nhà và phải đi trên chuyến bay đường dài với hơn 10 tiếng bay. Khóc nháo là chuyện hết sức bình thường.
Ông vẫy tay chào lại với người mẹ Trung Quốc có đứa con nhỏ, và tặng cô cái nhìn thấu hiểu giống như tất cả những du khách nhận được thư và sôcôla, kể cả nhiều khách nước ngoài khác cũng vậy.
Cách cảm thông nhất là làm cho người khác cảm thấy thoải mái và đặt mình vào vị trí của họ để hiểu hoàn cảnh mà họ đang gặp phải.
(2)
Những người khác rất muốn làm quen với bạn, sau khi kết bạn Facebook với nhau, họ sẽ xu hướng hỏi bạn những câu hỏi mà họ quan tâm, mong sớm nhận được hồi âm.
Bạn có thể đang làm việc, đang dành thời gian cho gia đình, đang bận rộn và tạm thời không có thời gian để ý đến.
Cũng có thể bạn mới quen người ấy và chưa thân thuộc lắm nên không biết phải trả lời như thế nào.
Điều khó khăn hơn là những câu hỏi mà bên kia đưa ra thường không phải là những câu hỏi đơn giản như "đúng hay sai", "tốt hay xấu", "có hay không". Mà là một vấn đề phức tạp, nhưng họ lại không cung cấp cho bạn bối cảnh liên quan.
Không trả lời rất mất lịch sự; muốn trả lời nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào.
Xin hỏi, bạn sẽ làm gì để giải quyết vấn đề này một cách duyên dáng nhất đây?
Những người có thể nhìn thấu nhân tâm luôn có thể tìm thấy những cách ứng xử tốt nhất, vừa có thể giúp đỡ đối phương, vừa làm bản thân cảm thấy thoải mái.
Họ thường trả lời như sau:"Tôi rất muốn giao lưu thêm với bạn, nhưng đôi khi có quá nhiều tin nhắn trên Facebook nên sợ có khả năng tôi sẽ bỏ lỡ tin nhắn của bạn. Hay thế này đi, bạn gửi qua mail cho tôi nhé. "
Đây không phải là một câu trả lời thông thường, mà là một câu trả lời rất khéo léo.
Có thể có hai tình huống xảy ra tiếp theo:
Một là người đó thực sự viết mail cho bạn.
Bạn đã sử dụng phương pháp "viết cho tôi một email" giúp đối phương có thời gian tự sắp xếp lại cách diễn đạt của mình, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian cho bản thân người nhận.
Một tình huống khác có thể phổ biến hơn, đó là sau khi bạn nói câu này, sẽ không nhận được hồi âm.
Họ có thể chỉ hỏi một cách tùy tiện, nhưng lại muốn dễ dàng nhận được câu trả lời từ bạn, họ không tôn trọng câu hỏi của chính mình và cũng không tôn trọng thời gian của người khác.
Nhưng đây có phải là cách phản hồi thông minh nhất, được đồng cảm nhất không?
Vẫn chưa phải.
Một người thực sự có lòng đồng cảm sẽ đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ và họ sẽ tự mường tượng trước các tình huống có thể xảy ra.
Người này đã gửi email cho mình, nhưng không cẩn thận bị hệ thống đưa vào tin nhắn spam nên không biết, phải làm sao?
Vì vậy, người có thể nói ra câu sau mới là cao thủ trong giao tiếp.
"Xin hỏi, gần đây bạn có gửi mail cho tôi không?"
Đây là một câu nói vô cùng quan trọng và thần kỳ.
Khi họ nói tôi đã gửi rồi, nhưng chưa nhận được phản hồi nào từ bạn. Bạn sẽ nhận ra ngay rằng người đó đang rất ngóng đợi hồi âm từ bạn.
Nếu họ nói, tôi chưa gửi, xin lỗi, tôi quên mất. Bạn sẽ biết, họ không để tâm đến điều này chút nào.
Câu nói này là một phép thử, vừa là một lời nhắc nhở thiện ý, vừa là một công cụ sàng lọc.
(3)
Sẽ khủng khiếp thế nào nếu một người mắc chứng "thiếu hụt sự đồng cảm"?
Một lần tôi đi công tác, tàu cao tốc đến ga xe lửa.
Tôi đã gọi điện cho người đến đón mình.
Anh ta nói: Tôi đang ở trên con đường trước lối ra rồi. Ngay khi anh xuống xe đi qua đường, sẽ thấy tôi ngay.
Tôi hỏi: Anh chỉ cho tôi cách đi chi tiết được không?
Anh ấy nói, anh đi ra khỏi lối ra, và sau đó rẽ trái là đến.
Tôi đứng ở cổng ra của ga tàu điện cao tốc, nhìn bảng hiệu trong đại sảnh, vô số ngã rẽ trong nội khu, mà để ra được ngoài thì chỉ có quảng trường Đông và quảng trường Tây.
Tôi hỏi: Tôi nên đến quảng trường Đông, hay quảng trường Tây?
Anh ta bảo tôi: "Anh đi ra, sau đó xoay người nhìn quanh sẽ thấy tôi."
Tôi hiểu ngay rằng đây là một người không có sự đồng cảm.
Ngồi trong xe của anh ta, từ góc độ đó, anh ta chỉ nhìn thấy ga xe lửa Nam Quảng Châu có một lối ra duy nhất.
Anh ta biết mình đang ở lối ra bên trái.
Tuy nhiên, anh ta chưa bao giờ nghĩ rằng ga xe lửa Nam Quảng Châu có thể có nhiều hơn một lối ra. Làm thế nào tôi có thể đến được lối ra anh ta đang chờ từ lối cổng ra chính.
Tôi không nhịn được và đã nổi cáu: "Anh biết Nam Quảng Châu có bao nhiêu lối ra không? Bây giờ tôi thấy ít nhất hai cổng: Đông và Tây. Anh đang ở cổng nào?"
Anh ta không biết.
Tôi cảm thấy bất lực.
Tôi nhìn lên biển báo và có thể thấy rõ ràng một biển báo thuộc hãng "taxi" nào đó.
Tôi nói: "Quên đi, tôi không đi tìm anh nữa. Và cũng không thể tìm thấy anh. Nên tôi tự gọi xe đi vậy."
Tôi đã tự mình gọi taxi.
Tôi cũng đã quyết định rằng sẽ không bao giờ thuê người này đến đón nữa.
Nếu không có sự đồng cảm, bạn thấy đấy, ngay cả chuyện đón trả khách cũng chẳng thể làm tốt.
(4)
Vậy thì làm sao để có thể rèn luyện "sự đồng cảm"?
Bạn cần phải dùng tâm đối đãi với mọi người.
Dùng tâm đối đãi có nghĩa là phó thác trái tim của chính mình ra, đặt một nửa trái tim của mình ra thế giới bên ngoài để thấu hiểu và quan sát.
Một nửa là thấu hiểu người khác, và một nửa là tìm kiếm bản thân.
Cụ thể cần làm thế nào?
Hãy thoát khỏi khuôn khổ nghị luận của "phàn nàn".
Nếu ai đó không hiểu những gì bạn chia sẻ, không phải do nhận thức họ kém, mà bởi lời bạn nói không đủ tốt để họ hiểu.
Bậc thầy về sự đồng cảm không nói, "Bạn đã hiểu chưa?" Mà sẽ nói, "Tôi nói thế có rõ ràng chưa nhỉ?"
Thay đổi thực sự là sự thay đổi hành vi, mà trước hết là thay đổi nhận thức.
Thay đổi trong những chi tiết nhỏ của cuộc sống, trong những ngôn từ nhỏ nhặt mà chúng ta thường ngó lơ.