Trước khi nhiếp ảnh xuất hiện, Trung Quốc trong trí tưởng tượng của người phương Tây chỉ dựa vào những bức tranh, những quyển hồi ký du nhập từ một xứ sở xa xôi.
Nhưng kể từ thập niên 1850, các nhiếp ảnh gia phương Tây dần tìm cách tiếp cận đại lục. Sử dụng một thứ công nghệ mới, họ đưa vào khung hình những cảnh vật, thành thị, và con người Trung Quốc cho những khán giả ở quê nhà. Và đồng thời, đó cũng là khởi đầu của phong trào nhiếp ảnh nhen nhóm xuất hiện tại Trung Quốc rộng lớn.
Những nhiếp ảnh gia từng đến Trung Quốc có Felice Beato, một nhiếp ảnh gia người Ý, tới để ghi lại hình ảnh về cuộc Chiến tranh Nha phiến lần 2. Hay John Thompson, nhiếp ảnh gia người Scotland, người đã đến sông Mân để mang về cho phương Tây những cái nhìn mới lạ hơn về vùng đất xa xôi này. Tất cả được đưa vào trong bộ ảnh 15.000 tấm hình của Stephan Loewentheil, một nhà sưu tập đến từ New York.
Trong số đó, có cả những tấm hình từ các nghệ sĩ vô danh.
Người Trung Quốc thế kỷ 19 cắt tóc như thế nào?
Chiếc xe đẩy chở khách trên một con đường tại Thượng Hải, năm 1987
Tấm hình của nhiếp ảnh gia Scotland John Thompson, chụp ở Hong Kong (Trung Quốc) năm 1870. Một Hong Kong thật khác, khi không có bóng dáng của những tòa nhà chọc trời
Không phải vua chúa gì đâu. Đây là 2 diễn viên kinh kịch, với bức hình nằm trong bộ sưu tập của Loewentheil, do Lai Afong ghi lại
Người phụ nữ bên bộ khung cửi dệt vải
Nét kiến trúc đặc trưng của Trung Hoa
Một phụ nữ trẻ người Trung Quốc, chụp năm 1860
Hình ảnh chụp trong studio của nhiếp ảnh gia Milton Miller, ghi lại cuộc sống tại Hong Kong và Quảng Châu hồi đầu thập niên 1860
Cánh cổng của một cung điện tại Bắc Kinh, sau này đã bị hư hại nặng khi thực dân Pháp tiến công
Ảnh chụp chân dung dần trở nên phổ biến tại Trung Quốc
Một bức hình toàn cảnh tường thành Bắc Kinh, hiện tại đã bị phá hủy
Nhiều hình ảnh trong bộ sưu tập của Loewntheil ghi lại kiến trúc đặc thù của Trung Hoa. Trong Ảnh là ngôi chùa xây trên hòn đảo giữa sông Mân ở Phúc Kiến năm 1870
Những người ăn xin trên đường phố Bắc Kinh
Nguồn: CNN