Các mối quan hệ trong công việc có thể là một sự cân bằng mong manh, đặc biệt là mối quan hệ giữa bạn và sếp của mình. Bạn muốn cống hiến cho nhóm và họ, nhưng bạn cũng muốn tìm kiếm sự thăng tiến cho bản thân. Tuy nhiên, đôi khi mọi thứ lại trở nên tồi tệ: Gần 1/3, 28%, những người đã bỏ công việc trước đây của họ nói rằng họ rời đi vì quản lý tồi, theo một cuộc khảo sát của Joblist quý đầu tiên với 18.617 người tìm việc.
"Khi bạn trở thành một nhà quản lý, không ai thực sự dạy bạn cách để làm nó cho tốt", Tiến sĩ Rosina Racioppi, Giám đốc điều hành kiêm chủ tịch mạng lưới cố vấn WOMEN Unlimited Inc., cho biết khi bàn về những thách thức mà các quản lý gặp phải trong vai trò của mình. Cô cũng nói thêm: "Đôi khi các nhà quản lý cũng cảm thấy bối rối. Họ tập trung vào cơ chế của công việc mà quên mất khía cạnh con người hoặc phần quan hệ con người trong vai trò của họ."
Nếu bạn đang gặp rắc rối với sếp của mình, trước khi cân nhắc nghỉ việc, hãy biết rằng có nhiều cách để có thể giảm thiểu vấn đề này. Dưới đây là những gì các chuyên gia tại nơi làm việc khuyên bạn nên thử.
1. Bắt đầu bằng cách hỏi, "Làm thế nào chúng ta có thể làm việc cùng nhau một cách tốt nhất?"
Trước khi bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu rõ ràng về các thông số liên quan đến công việc của bạn.
"Khi tôi làm việc với một ông chủ mới, tôi luôn bắt đầu bằng cuộc trò chuyện ‘Làm thế nào chúng ta có thể làm việc cùng nhau một cách tốt nhất? Anh/chị cần gì ở tôi?’", Racioppi nói.
Cô ấy khuyên bạn nên hỏi sếp về ba ưu tiên hàng đầu của họ cho vị trí mà bạn đang làm, thời hạn cho các dự án độc hữu hoặc đang thực hiện và cách giao tiếp tốt nhất với họ. Hãy duy trì để cuộc trò chuyện đó diễn ra thường xuyên để bạn luôn có thể cập nhật những gì họ cần.
"Nếu bạn đang đóng góp và làm cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn, và bạn là cộng sự quan trọng trong đó, vậy thì bạn sẽ giảm thiểu được những căng thẳng mà đang hoặc có thể dẫn tới khiến khoảng cách giữa sếp và nhân viên lớn hơn", Racioppi nói.
2. Đánh giá xem ‘căng thẳng này là gì với người quản lý?’
Nếu, mặc dù đã hiểu rõ vai trò của mình và đã làm việc để đạt được những chỉ số đó, bạn vẫn gặp phải những thách thức với người quản lý của mình, hãy bình tĩnh, lùi lại một bước và "hãy nghiêm túc đánh giá xem ‘Sự căng thẳng này là gì với người quản lý của mình?’", Racioppi nói.
Sếp của bạn có gửi cho bạn những thông điệp khó hiểu về những điều họ mong đợi trong phạm vi công việc của bạn không? Phản hồi phê bình của họ có không rõ ràng và khó theo dõi không? Họ có đang gây khó khăn cho bạn khi thử các dự án mới và phát triển trong vai trò của bạn không? Họ có giữ lời và có khó để nhận được phản hồi từ họ không?
Hãy nghĩ về các tình huống mà bạn cho rằng nó đang gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bạn và người quản lý trực tiếp của mình, sau đó tập trung chính xác vào thử thách mà bạn đang gặp phải.
3. Ghi lại vấn đề
Khi bạn đã tìm ra vấn đề là gì, hãy bắt đầu ghi lại vấn đề đó. Điều này sẽ cho bạn biết liệu hành vi này là một khuôn mẫu hay chỉ là một sự trục trặc nhất thời. Nó cũng sẽ cung cấp cho bạn một số bằng chứng rằng vấn đề đang diễn ra.
Carolyn Kleiman, chuyên gia nghề nghiệp tại ResumeBuilder.com cho biết: "Khi bạn đối đầu với bất kỳ ai về bất cứ điều gì, mọi người luôn muốn xem các ví dụ cụ thể về hành vi đó. Vì vậy, hãy bắt đầu theo dõi những gì đang khiến bạn thấy khó khăn để từ từ xây dựng nên bằng chứng đó."
Theo dõi các trường hợp cụ thể cũng sẽ giúp bạn có cơ hội suy ngẫm về các giải pháp khả thi giữa cái bẫy của cảm xúc. Lùi lại một bước để suy ngẫm có thể giúp bạn có cơ hội đánh giá vấn đề một cách khách quan và tìm ra giải pháp thông qua lăng kính mới này.
5. Đừng chỉ trích, hãy thể hiện sự trân trọng
Khi bạn đã thu thập được một vài ví dụ cụ thể, hãy chuẩn bị đưa chúng lên trong cuộc họp trực tiếp tiếp theo của bạn. Gorick Ng, cố vấn nghề nghiệp của Harvard và là tác giả của cuốn "The Unspoken Rules" (Tạm dịch: "Các quy tắc bất thành văn") cho biết "Khi bạn làm vậy, đừng chỉ trích. Thay vào đó, hãy thể hiện sự cảm kích."
"Cân nhắc sử dụng nhiều các từ như ‘Cảm ơn, tôi đánh giá rất cao về…’, ‘Tôi rất biết ơn vì…’ để tạo tiền đề", và nghĩ về cách áp dụng chúng với sếp của bạn sao cho thật mượt mà. Những điều này có thể làm cho bất kỳ thử thách nào bạn đang gặp phải trở nên dễ thở hơn và thể hiện rõ rằng bạn quan tâm đến mối quan hệ này.
Khi bạn trình bày một số vấn đề mà bạn gặp phải, hãy sử dụng các câu cố định như, "Tôi nhận thấy rằng sếp làm như này. Công việc của tôi sẽ thuận lợi hơn nếu thay vì làm vậy, sếp làm như thế này…", Kleiman nói. Cách nói như vậy giúp làm rõ rằng cuộc trò chuyện này không phải là một sự công kích vào chính họ. Thay vào đó, đó chỉ đơn giản là một nỗ lực để giúp bạn hoàn thành công việc của mình tốt hơn, từ đó giúp công việc chung hiệu quả hơn.
6. Cố gắng nghĩ theo hướng tích cực
Gặp phải những trở ngại với sếp của bạn có thể khiến bạn vô cùng khó chịu, nhưng khi bạn tiếp cận giải quyết vấn đề, hãy nhớ "nghĩ theo hướng tích cực".
"Không có người quản lý nào thức dậy vào buổi sáng rồi nghĩ rằng ‘Làm thế nào tôi có thể khiến cuộc sống của nhóm của mình trở nên khốn khổ nhất có thể’. Thay vào đó, họ nghĩ rằng ‘Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành công việc này và sống một cuộc sống hạnh phúc.", Godrick nói. Ghi nhớ điều này có thể giúp giảm bớt căng thẳng phía bạn và giúp bạn dễ dàng tiếp cận tình hình hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng hết sức để làm êm đẹp mối quan hệ nhưng hành vi của họ vẫn không thay đổi, hãy cố gắng cảm nhận những gì đồng nghiệp của bạn đang trải qua với sếp của bạn.
"Đôi khi bạn phải làm cho người khác biết về hoàn cảnh của bạn vì có lẽ cũng có những người khác trong hoàn cảnh tương tự. Nếu bạn nhận thấy có nhiều người trong số các bạn cũng đang phải đối mặt với thách thức này và không ai trong số các bạn thành công trong việc giúp sếp thay đổi hành vi của họ, thì tôi nghĩ đó là điều cần lưu ý và mọi người có thể báo cáo theo nhóm", Kleiman nói.
Theo CNBC