Thấy hổ mang Trung Quốc cực độc, cầy Mangut vẫn lao vào hòng ăn tươi nuốt sống

Hoa Hướng Dương | 11-06-2020 - 11:24 AM

(Tổ Quốc) - Trận chiến giữa hai kẻ ăn thịt đã diễn ra vô cùng kịch tính, kẻ có nọc độc liệu có thể khiến đối thủ của mình phải trả giá đắt hay không?

Một con cầy Mangut châu Á được thuần hóa và nuôi để bắt chuột và thậm chí là bắt cả các loài rắn độc nguy hiểm sống quanh khu vực có dân cư. Nó đã có một trận chiến sinh tử với rắn hổ mang Trung Quốc (Tên khoa học là Naja atra).

Đây là loài rắn có độc tố cao trong chi rắn hổ mang thực sự (Naja) với dấu hiệu nhận biết dễ dàng là vệt màu trắng gạch ngang phía sau đầu (khi rắn phùng mang), ở giữa vạch trắng là vệt tròn màu đen.

Khi phát hiện ra kẻ thù của mình, con cầy đã không ngần ngại lao vào phía đối thủ vì hổ mang hay các loài rắn khác đều chỉ như con mồi của chúng. Với tốc độ và hàm răng sắc bén, con cầy Mangut đã cắn nát đầu đối thủ và khiến rắn tử nạn.

Xem video:

Thông tin thêm về loài rắn hổ mang Trung Quốc

Rắn hổ mang Trung Quốc (Chinese cobra) là loài rắn độc xuất hiện phổ biến ở Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Chúng có kích thước trung bình từ 1,2 đến 1,5 mét (tối đa khoảng 2m).

Màu sắc đặc trưng của loài rắn này là màu đen óng ánh, tiếp đó là màu xám với tỷ lệ ít hơn (màu sắc của loài rắn này cũng liên quan đến vị trí địa lý nơi chúng sống, theo đó những con rắn sống ở phía Đông Trung Quốc có màu đen, còn ở phía Nam sẽ có màu xám).

Loài rắn này rất dễ bị nhầm lẫn bởi loài rắn hổ mang đeo kính một mắt (Tên khoa học là Naja kaouthia) nhưng dấu hiệu phía sau cổ của chúng vẫn rất khác biệt (hổ mang mắt kính không có vệt trắng ngang kéo dài mà có hình tròn với chấm đen nhỏ ở giữa).

Là loài rắn sở hữu nọc độc mạnh nhưng giống như nhiều loài rắn độc khác, hổ mang Trung Quốc thường lẫn tránh con người và chỉ tấn công khi gặp nguy hiểm. Chúng sẽ dựng đứng nửa cơ thể phía trước và phùng mang, kêu phì phì để đe dọa kẻ thù.

Thấy hổ mang Trung Quốc cực độc, cầy Mangut vẫn lao vào hòng ăn tươi nuốt sống - Ảnh 2.

Hổ mang Trung Quốc với vạch trắng ngang và vòng tròn đen ở giữa. Ảnh: Hong Kong Buzz

Nọc độc của rắn hổ mang Trung Quốc bao gồm Cardiotoxin (là độc tố tác động lên cơ tim) và Neurotoxin (độc tố tác động lên hệ thần kinh), mặc dù không phải thành viên trong họ rắn hổ mang phun nọc nhưng một số con rắn hổ mang Trung Quốc vẫn có thể phun nọc.

Chỉ tính riêng ở Đài Loan thì trong số những người chết do bị rắn cắn, tỷ lệ chết do loài rắn này cắn là 15% (cao hơn tỷ lệ chết do rắn hổ mang Ấn Độ gây ra). Điều đó cho thấy sự nguy hiểm của loài rắn độc có môi trường phân bố rất rộng này.

Nạn nhân sẽ có triệu chứng sau khi bị cắn như vết cắn bầm đen, một số chỗ còn có màu đỏ hung và sưng phồng lên, nạn nhân sẽ đau đớn đến bất tỉnh và sau đó vết thương sẽ bỏng rộp, hoại tử nếu không được chữa trị kịp thời.

Nặng hơn, nạn nhân sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực do chất độc tác động vào tim, bị sốt, ngứa cổ họng và khó nuốt, mất tiếng cũng như tứ chi tê liệt... Lúc này nọc độc đã tấn công vào hệ thần kinh và tim, khả năng tử vong là rất cao.

Nguồn: Discovery With Me

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM