Đại dịch Corona khiến nhu cầu mua sắm online tăng vọt ở Trung Quốc, Alibaba và JD.com thấy lợi lớn trước mắt mà "lực bất tòng tâm" do giao thương hạn chế và thiếu hụt lao động

14-02-2020 - 21:05 PM

Alibaba cảnh báo về hậu quả kinh tế tiềm ẩn khi nền kinh tế đang tranh giành các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh kiểm dịch hàng loạt và thiếu hụt lao động.

Tập đoàn Alibaba Group, công ty công nghệ đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc mới đây có báo cáo kết quả kể từ khi dịch virus corona bùng phát. Alibaba cảnh báo về hậu quả kinh tế tiềm ẩn khi nền kinh tế đang tranh giành các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh kiểm dịch hàng loạt và thiếu hụt lao động.

(Xem thêm các động thái ứng phó của giới doanh nghiệp với đại dịch Corona tại ĐÂY)

"Giống như tất cả các công ty khác ở Trung Quốc, chúng tôi phải đối mặt với một sự kiện thiên nga đen ngay sau khi bắt đầu năm 2020 bởi coronavirus," CEO Daniel Zhang cho biết vào hôm thứ năm vừa rồi. "Sự bùng phát đang có tác động đáng kể đến nền kinh tế Trung Quốc và có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu."

Nhưng "trong cái rủi vẫn còn cái may", các doanh nghiệp vẫn tìm thấy hướng đi cho riêng mình, bất chấp virus tấn công vào hoạt động thương mại cốt lõi.

Đại dịch Corona khiến nhu cầu mua sắm online tăng vọt ở Trung Quốc, Alibaba và JD.com thấy lợi lớn trước mắt mà lực bất tòng tâm do giao thương hạn chế và thiếu hụt lao động - Ảnh 1.

Freshippo, một doanh nghiệp bán hàng trên cả 2 kênh trực tuyến và ngoại tuyến, cam kết vận chuyển thực phẩm tươi sống trong 30 phút, là một lĩnh vực quan trọng trong chiến lược "bán lẻ mới" của Alibaba. Nó đang hưởng lợi từ sự thay đổi đột ngột của thị trường mặc dù trước đây ngay cả các shop online nội địa cũng không thể thâm nhập. Zhang cho biết ông hy vọng sự thâm nhập cao hơn vẫn sẽ tiếp tục ngay cả sau khi bùng phát vì trong tháng vừa qua ngày càng có nhiều người quen với việc mua sắm trực tuyến thực phẩm và các vật phẩm thiết yếu hàng ngày.

Kiểm soát dịch trên quy mô lớn vẫn đang thúc đẩy tương tự như DingTalk, nền tảng cộng tác và truyền thông nhóm của Alibaba, khi công ty cho phép nhân viên làm việc từ xa ngay cả sau khi nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

"Chúng tôi chứng kiến tác động tức thời của virus trong việc thay đổi hành vi của mọi người", nhà tư vấn số hóa Michael Zakkour. "Làm việc tại nhà, tham gia các lớp học tại nhà, tập thể dục và chơi game tại nhà đều đã thành công và điều đó có thể trông chờ sự bình thường hóa và gia tăng hoạt động từ xa", ông nói.

Doanh thu của Alibaba trong quý 4, chủ yếu bao gồm một khoảng thời gian trước khi dịch bệnh bùng phát, ước tính đã tăng vượt 38% lên 161,4 tỷ nhân dân tệ (23,2 tỷ USD).

Trong hai tuần kể từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Alibaba đã quan sát thấy "tác động tiêu cực" đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cốt lõi của mình, khi các hoạt động thương mại gặp khó khăn để trở lại bình thường và việc giao hàng trọn gói bị trì hoãn.

Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng về nhu yếu phẩm hàng ngày thông qua bán lẻ trực tuyến tăng cao khi các khu vực cách ly giam giữ hàng chục triệu người. Alibaba đã không thể nắm bắt được tất cả nhu cầu này vì "những hạn chế trong khả năng giao hàng", Zhang nói.

Phần lớn việc vận chuyển hàng hóa được bán thông qua thị trường trực tuyến Taobao.com của Alibaba vẫn được xử lý bởi các công ty hậu cần bên thứ ba. Nhưng vì hầu hết các doanh nghiệp này đã phải kéo dài thời gian ngừng hoạt động cho đến ngày 9 tháng 2 theo chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc. Ngay cả khi đơn đặt hàng của Alibaba tăng vọt, hầu hết các chức năng vận chuyển của công ty đã ngừng hoạt động khoảng nửa tháng.

Đại dịch Corona khiến nhu cầu mua sắm online tăng vọt ở Trung Quốc, Alibaba và JD.com thấy lợi lớn trước mắt mà lực bất tòng tâm do giao thương hạn chế và thiếu hụt lao động - Ảnh 2.

Phần lớn việc vận chuyển hàng hóa được bán thông qua thị trường trực tuyến Taobao.com của Alibaba vẫn được xử lý bởi các công ty hậu cần bên thứ ba.

Alibaba đã dựa vào các công ty vận chuyển bên ngoài khi họ theo đuổi chiến lược "asset-light" (chiến lược tận dụng thuê ngoài) để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng sự bùng phát dịch lần này đã tiết lộ những thiếu sót của kế hoạch đó.

JD.com, nhà bán lẻ trực tuyến lớn thứ hai của Trung Quốc, đã chứng kiến ​​sự bùng nổ gấp 20 lần trong năm đối với doanh số các mặt hàng thực phẩm ăn liền trong suốt thời gian Tết Nguyên đán kéo dài hàng tuần và kết thúc 30/1. Doanh số bán thịt và rau tăng gấp ba lần. Công ty cũng báo cáo nhu cầu lớn cho các thiết bị liên quan đến sức khỏe, doanh số bán máy lọc không khí tăng gấp ba lần.

Đại dịch Corona khiến nhu cầu mua sắm online tăng vọt ở Trung Quốc, Alibaba và JD.com thấy lợi lớn trước mắt mà lực bất tòng tâm do giao thương hạn chế và thiếu hụt lao động - Ảnh 3.

Nhân viên JD đang tiến hành kiểm tra thân nhiệt trước khi làm việc.

JD hiện đang tìm cách giải quyết với bộ phận hậu cần (logistics) để rút ngắn thời gian giao hàng và cải thiện dịch vụ như một cách khác biệt với đối thủ thống trị thị trường của nó. Công ty con JD Logistics vẫn hoạt động trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán mỗi năm, mặc dù đội ngũ tài xế sụt giảm.

Giám đốc tài chính của Alibaba Maggie Wu lưu ý các thách thức sau kỳ nghỉ do virus gây ra. "Trong khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng cao, các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế đã bị cản trở do sự trì hoãn hoạt động trở lại của các văn phòng, nhà máy và cửa hàng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán". Cô nói: "Chúng tôi giống như các doanh nghiệp khác, không tránh khỏi sự mất cân đối giữa cung và cầu."

Ngoài ra, công ty phải đối mặt với một vấn đề khác: một số lượng lớn các trường hợp bệnh nhân mắc coronavirus tại chính tỉnh Chiết Giang. Tỉnh Chiết Giang báo cáo 1.145 ca nhiễm bệnh vào thứ năm, cao thứ tư trong số 31 đơn vị cấp tỉnh của Trung Quốc.

Thủ phủ Hàng Châu, nơi Alibaba đặt trụ sở chính cùng với các công ty nòng cốt khác như Ant Financial thuộc tỉnh Chiết Giang. Đối tác giao hàng của Alibaba cũng có một số trung tâm vận chuyển ở đó.

Alibaba đã yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà để tránh lây lan virus. Ban đầu, họ dự kiến ​​sẽ quay trở lại văn phòng vào ngày 10 tháng 2, nhưng thời gian làm việc từ xa đã được kéo dài, đầu tiên đến ngày 17 tháng 2 và bây giờ theo nguồn tin từ truyền thông Trung Quốc thời gian được kéo dài cho đến tháng 3. 

Đại dịch Corona khiến nhu cầu mua sắm online tăng vọt ở Trung Quốc, Alibaba và JD.com thấy lợi lớn trước mắt mà lực bất tòng tâm do giao thương hạn chế và thiếu hụt lao động - Ảnh 4.