• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia: QĐ Thổ đưa tên lửa PK tới Syria, nhưng đã chậm 5 năm và thua cả cuộc chiến?

Thế giới 24/03/2020 06:59

(Tổ Quốc) - Việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) triển khai phòng không tới Idlib có thể chứng minh được sự nghiêm túc của Ankara, nhưng hành động đó đã là quá muộn.

"Chưa đánh người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ"?

Chiếc trực thăng Mi-17 bị trúng đạn đã cố "lết" trên không hơn một phút, những một vệt khói và đám cháy có thể thấy được từ xa trước khi nó rơi tại một cánh đồng hẻo lánh ở vùng nông thôn phía tây bắc của Syria.

Vụ việc xảy ra vào ngày 11/2 là lần đầu tiên một tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) bắn rơi máy bay của Quân đội Arab Syria (SAA) từ đầu năm 2020.

Chỉ sau đó 3 ngày (14/2) một máy bay trực thăng thứ hai cũng đã bị bắn rơi tại mặt trận phía tây tỉnh Aleppo. Toàn bộ phi hành đoàn của hai chiếc máy bay nói trên đều đã thiệt mạng. Cho tới thời điểm hiện tại, loại MANPADS đã được sử dụng vẫn chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên nhiều khả năng MANPADS do Liên Xô sản xuất đã được phiến quân Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NLF) khai hỏa hơn là FIM-92 Stinger của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF).

Elizabeth Tsurkov, một nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu chính sách đối ngoại (FPRS) cho biết, các vụ khai hỏa MANPADS đã chỉ ra rằng Ankara đã gửi thông điệp tới Moscow rằng họ sẵn sàng leo thang và có khả năng bắn rơi máy bay cánh cố định của Nga trên bầu trời Idlib.

"Tuy nhiên, các vụ khai hỏa MANPADS nói trên cho thấy tính không nhất quán (trong tuyên bố và hành động của Thổ), máy bay Nga và Syria vẫn tiếp tục ném bom Idlib, cho thấy rằng Ankara đang "cóng" (tạm dịch cụm từ "getting cold feet").

Ankara đã tỏ ra bối rối khi lựa chọn đẩy căng thẳng leo thang nhưng vẫn không muốn rủi ro xảy ra với hàng nghìn binh lính TAF đang đóng quân ở tây bắc Syria".

Phiến quân NLF khai hỏa MANPADS tại Idlib.

Thiếu các hệ thống phòng không, phiến quân Syria không thể thắng?

Kể từ tháng 10/2011, những nhà hoạt động đối lập đã kêu gọi quốc tế thiết lập vùng cấm bay ở Syria để "bảo vệ người biểu tình", nhưng điều đó đã không diễn ra trong suốt 9 năm chiến tranh.

Máy bay phản lực cánh cố định và trực thăng của Không quân Arab Syria (SyAAF) vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích vào phiến quân và khủng bố.

Abu Abdullah, một người tị nạn Syria ở nước ngoài bình luận: "Kể từ khi cuộc cách mạng bắt đầu, thứ giúp chế độ (chính phủ Syria) khỏi sụp đổ là lực lượng không quân, thực tế là phe đối lập không có vũ khí phòng không".

Abdullah đến từ Đông Ghouta, nơi từng là một thành trì lớn của phe đối lập ở ngoại ô Damascus (được giải phóng vào năm 2018), khu vực này bị bao vây bởi quân chính phủ vào năm 2013 và thường xuyên bị máy bay chiến đấu của SyAAF không kích .

Tuy nhiên, các vụ bắn rơi trực thăng Syria ở Idlib không phải là lần đầu tiên phiến quân sử dụng MANPADS.

Chuyên gia: QĐ Thổ đưa tên lửa PK tới Syria, nhưng đã chậm 5 năm và thua cả cuộc chiến? - Ảnh 2.

Phiến quân Syria đã thu giữ một số lượng không xác định MANPADS của SAA vào năm 2012.

Theo một cựu sĩ quan SAA đã đào ngũ sang phe đối lập vào năm 2012, phiến quân đã thu thập được một số lượng không xác định hệ thống phòng không vào năm này.

"Khi phe đối lập chiếm được một căn cứ của Lực lượng đặc biệt Syria ở Aleppo tháng 11/2012 họ đã lấy đi một số lượng lớn tên lửa phòng không.

Các thùng vũ khí (một số có niên đại từ Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 với Israel) đã được mở ra và được phân phối cho các tay súng đối lập.

Chúng được kết hợp với súng phòng không gắn trên xe cơ giới đã có khả năng nhất định trong việc đánh trả máy bay của chính phủ Syria".

Lính Thổ Nhĩ Kỳ phóng tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) tấn công máy bay chiến đấu Nga ở Idlib

"Mọi thứ đã quá muộn"

Nhưng những tên lửa cũ và ít được bảo trì trong tay phiến quân chỉ có thể uy hiếp trực thăng vận tải chứ không có khả năng vươn tới các máy bay chiến đấu hiện đại hơn của SyAAF, chứ chưa nói tới các máy bay phản lực của Nga trên bầu trời nước này kể từ tháng 9/2015.

Các phi công SyAAF cũng đã thay đổi chiến thuật, họ bay cao hơn để tránh nguy cơ bị MANPADS bắn rơi, các vụ không kích vẫn tiến hành.

Nhưng Abu Abdullah nói rằng sự can thiệp của Nga với máy bay và vũ khí hiện đại hơn và việc phòng không "có như không có" của phiến quân đã khiến Đông Ghouta sụp đổ nhanh chóng.

Để điều đó không tiếp diễn, phiến quân cần có sự hỗ trợ từ nước ngoài. Nhưng các quốc gia ủng hộ họ đã tỏ ra "thận trọng". Họ sợ rằng các nhóm khủng bố đang chiến đấu tích cực trong hàng ngũ phiến quân ở Syria sẽ sử dụng chúng để bắn hạ máy bay dân sự.

Chuyên gia: QĐ Thổ đưa tên lửa PK tới Syria, nhưng đã chậm 5 năm và thua cả cuộc chiến? - Ảnh 5.

Theo SIPRI, các tên lửa phòng không vác vai trong tay phiến quân Syria chủ yếu từ thời Liên Xô và tới nay khó có khả năng gây bất lợi cho máy bay phản lực Nga-Syria.

Về cơ bản, MANPADS có ý nghĩa nhất định trong một cuộc chiến. Khi Mỹ cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa FIM-92 Stinger, chúng đã "trói chân tay" các lực lượng cơ động của Liên Xô (di chuyển chủ yếu bằng trực thăng) cho tới năm 1989 khi họ buộc phải rút quân.

Do đó, việc Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) khai hỏa một số MANPADS FIM-92 là một "thông điệp cảnh cáo" thể hiện sự sẵn sàng chặn đứng đà tiến quân của SAA tại Idlib. Mặc dù vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng chúng quá ít và quá muộn.

Tobias Schneider, nghiên cứu viên của Viện Chính sách công toàn cầu (GPPi) bình luận:

"Bắn rơi những chiếc trực thăng đó chỉ là "thành công trong chốc lát" trong việc ngăn không kích ở Idlib. Cho đến nay, việc triển khai phòng không của TAF ở Idlib được cho là không ảnh hưởng đến hoạt động của máy bay Nga ở Syria.

MANPADS hay các hệ thống phòng không tầm trung khác của TAF có thể chứng minh sự nghiêm túc của Ankara, nhưng chỉ khi họ sẵn sàng leo thang đến mức gây ảnh hưởng đến tính toán chiến lược của Nga ở Syria, họ vẫn sẽ không thành công trong việc "nắm giữ" Idlib.

Nhưng quan trọng hơn là hành động vào lúc này có thể đã quá muộn. Nếu điều này xảy ra sớm hơn - vào năm 2015, có thể nó sẽ đưa Nga trở lại đàm phán".

Cảnh quay các máy bay chiến đấu (được cho là Su-34 và MiG-23) của Không quân Vũ trụ Nga liên tục bắn pháo sáng nhằm thoát khỏi đầu dò hồng ngoại của phòng không Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.

Hoài Giang- Trí thức trẻ

NỔI BẬT TRANG CHỦ