Bão vừa qua, người dân Quảng Nam lại gấp rút di dời đồ đạc vì cảnh báo lũ quét cấp độ 2

Bài và ảnh: Bảo Trân; Clip: Di Anh | 28-09-2022 - 18:49 PM

(Tổ Quốc) - Mưa lớn cùng với thủy điện trên thượng nguồn Quảng Nam điều tiết xả lũ sau bão Noru đã khiến mực nước trên sông Thu Bồn, sông Hoài dâng cao, nhiều nơi ở phố cổ Hội An chìm vào ngập lụt.

Bão Noru càn quét TP. Hội An, Quảng Nam từ tối ngày 27/9 đến sáng ngày 28/9, khi người dân đang loay hoay khắc phục hậu quả bão thì song song đó, họ vừa phải di dời đồ đạc lên cao để đối phó với triều cường, lũ quét.

Mưa lớn cùng với thủy điện trên thượng nguồn Quảng Nam điều tiết xả lũ sau bão Noru đã khiến mực nước trên sông Thu Bồn, sông Hoài dâng cao, khiến nhiều nơi ở phố cổ Hội An chìm vào ngập lụt.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương cho biết, hiện tại, mực nước trên các sông ở Quảng Nam, thượng nguồn sông Thạch Hãn (Quảng Trị) và sông Đắk Bla (Kon Tum) đang lên nhanh.

Phố Hội An chìm trong biển nước

Lũ ở phố cổ Hội An sau bão Noru

Chưa kịp dọn dẹp sau bão, người dân phố cổ Hội An lại phải chạy lũ

Mực nước trên sông Thu Bồn đoạn chảy qua phố cổ Hội An đang trên mức báo động 2. Chiều tối qua, mưa lớn kéo dài, mực nước sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn) bắt đầu dâng cao, tràn lên 2 tuyến đường chạy dọc ven sông là Bạch Đằng và Nguyễn Phúc Chu.

Sau bão, mặc dù trời đã ngừng mưa nhưng mực nước ở sông Thu Bồn vẫn tiếp tục dâng lên và bủa vây nhiều tuyến đường trong khu phố cổ Hội An như Nguyễn Thái Học, Lê Lợi, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Thị Minh Khai. Bị ngập sâu nhất là đường Bạch Đằng, có đoạn ngập hơn 1 mét.

"Lũ quét" vốn dĩ không phải là một hiện tượng xa lạ ở thành phố Hội An. Nhiều năm nay, song song với những cơn bão, áp thấp nhiệt đới, người dân Hội An vừa phải ứng phó với lũ quét, triều cường dâng cao. Một số hình ảnh đợt ngập lụt sau bão Noru tại phố cổ Hội An hiện tại:

Công tác di dời đồ đạc được thực hiện trong 1 buổi sáng

Được biết, công tác di dời đồ đạc của người dân phố cổ Hội An được thực hiện vỏn vẹn trong một buổi. Đa phần người dân sẽ treo đồ lên cao, thậm chí có tiểu thương còn trưng dụng nóc nhà làm nơi chứa đồ tránh lũ quét. 

Theo một tiểu thương tại chợ Hội An cho biết, họ thường xuyên gặp lũ nên việc này không quá xa lạ. 

"Một năm chạy lũ ít nhất 2 lần, có năm 4 lần, 5 lần, chuyện này chẳng có gì là lạ, có năm nay mực nước lên chậm hơn mọi năm. Theo kinh nghiệm của tôi, mực nước này có thể dâng cao lên đến nóc nhà". 

Công tác di dời đồ đạc diễn ra trong tích tắc

Sau bão, người dân Hội An gấp rút di dời đồ đạc, đối mặt với lũ quét cảnh báo cấp độ 2 - Ảnh 4.

Dịch vụ ngắm phố cổ bằng xuồng sau bão cũng bất ngờ được ưa chuộng

Sau bão, người dân Hội An gấp rút di dời đồ đạc, đối mặt với lũ quét cảnh báo cấp độ 2 - Ảnh 5.

Người dân tranh thủ kéo đồ về nhà

Sau bão, người dân Hội An gấp rút di dời đồ đạc, đối mặt với lũ quét cảnh báo cấp độ 2 - Ảnh 6.

Phố cổ Hội An sau bão lại gặp lũ...

Theo Trung tâm Dự báo KTTV, từ nay (28/9) đến ngày 30/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Trị và hạ lưu sông Đăkbla có khả năng xuất hiện một đợt lũ. 

Trong đợt lũ này, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu từ 2-3m. Đỉnh lũ trên sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh), các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị và hạ lưu sông Đăkbla lên mức BĐ1-BĐ2; các sông nhỏ, thượng lưu các sông ở Thanh Hóa, thượng lưu sông Cả (Nghệ An), sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh) lên mức BĐ1 và trên BĐ1; hạ lưu sông Mã, sông Cả ở dưới mức BĐ1. 

Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum, đặc biệt tại các huyện Hướng Hóa, Đăkrông (Quảng Trị); Phong Điền, A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc (Thừa Thiên Huế); Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước (Quảng Nam); Tu Mơ Rông, Konplong, Đắk Glei, Đăk Tô (Kon Tum).

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM