Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 1.

Một đoàn thám hiểm băng rừng "tử địa" Darién Gap vùng Nam Mỹ.

Dưới đây là câu chuyện của Jason Motlagh và Roger Arnold, hai nhà làm phim nổi tiếng, thành viên của Blackbeard Films, khi team làm phim Dateline của các anh theo chân nhóm 20 người di cư băng rừng Darién Gap lên phía bắc để "chạm" đến "giấc mơ Mỹ".

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 3.


Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 5.

Hàng trăm năm qua, Darién Gap trở thành vùng đất bí ẩn nhưng đầy thu hút đối với các nhà thám hiểm, giới khoa học, cả bọn tội phạm và những nhân vật đáng ngờ khác.

Một thế giới hoang dã toàn là đầm lầy, núi cao heo hút và rừng nhiệt đới ẩm thấp của Darién Gap ở khu vực biên giới giữa Colombia và Panama chứa đựng rất nhiều thứ có thể giết chết sinh mạng một con người.

Những cư dân đẹp đẽ nhưng đầy nguy hiểm của Darién Gap.

Từ những con rắn, bọ cạp, rết, ếch cực độc của vùng Trung-Nam Mỹ đến những kẻ cướp có vũ trang, đó là chưa kể đến sự đói khát dẫn đến tận cùng cái chết cũng có thể xảy ra nếu chẳng may bị lạc trong khu rừng u tối, ẩm ướt và rậm rạp bậc nhất hành tinh này.

Loài rắn độc Bothrops atrox (thuộc họ rắn lục) đầy rẫy trong rừng Darién Gap. Nọc độc có thể khiến một người tử vong sau thời gian ngắn không được chữa trị.

"Chào đón" đội của Jason Motlagh và đoàn người di cư là "biểu tượng của sự chết chóc" - chiếc đầu lâu cắm ở bìa rừng, ngầm ngăn bước và cảnh báo nguy hiểm cho những ai có ý định tiến sâu vào "lãnh địa" rừng già nguyên sinh của Darién Gap.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 8.

Chiếc đầu lâu "chào đón" đoàn thám hiểm ở bìa rừng. Photo: Carlos Villalon.

Jason Motlagh tự hỏi, không hiểu vì sao những người di cư này có thể bỏ lại gia đình, bỏ lại quê hương mà dấn thân vào chốn "rừng thiêng nước độc" này để tìm đến nơi mà họ cho là "tốt hơn" cho bản thân và con cái về sau.

'Họ đến từ châu Phi và Nam Á. Bất chấp mọi nguy hiểm để tìm đường đến Mỹ, mong có được một cuộc sống mà họ cho là tốt hơn.', Jason Motlagh nói về nhóm 20 người di cư mà anh và đồng đội theo chân.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 9.

Nhóm di cư người Bangladeshi. Photo: Carlos Villalon.

"Từ thủa cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tôi chưa bao giờ đi vào khu rừng nào như khu rừng này, kể cả ở châu Phi, tôi chưa từng nghe hay biết về loại rừng này.", Evelyn, người phụ nữ duy nhất trong đoàn di cư, tâm sự với Jason Motlagh.

"Ở "đó", cuộc sống của chúng tôi như địa ngục. Tôi phải đi. Đành phải bỏ lại quê hương để đi.", một người di cư trong đoàn kể khi cả đoàn nghỉ giải lao tại chỗ.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 10.

"Trời ơi! Tôi rời bỏ cha mẹ mình để đi đến chốn địa ngục này sao!", một người di dân thốt lên khi dấn thân vào chốn "thâm sơn cùng cốc". Photo: Jason Motlagh

'Tôi ngoảnh lại nhìn. Chẳng có thứ gì ngoài sự âm u, tăm tối đến đáng sợ của khu rừng già nhiệt đới. Mất 5 ngày trời mới chạm đến được bìa khu rừng. Chúng tôi nhập với đoàn di cư 20 người và rồi hít một hơi đầy lồng ngực để dấn thân vào cuộc hành trình nguy hiểm, hít cả cái không khí trong lành mà chúng tôi biết, ở trong kia, sự khắc nghiệt sẽ làm phổi chúng tôi hoạt động khó khăn đến thế nào.

Người ta tính rằng, vào năm 2015, có khoảng 25.000 người di cư đã vượt biên bất hợp pháp qua Panama và "ôm mộng" đến nước Mỹ xa xôi. Tuy nhiên, không một ai trong số họ biết họ sắp phải trải qua những gì, ít nhất là đối với việc băng qua khu rừng Darién Gap này.

Tương tự, đoàn 20 người di cư mà chúng tôi theo chân cũng vậy. Họ bỏ lại những thứ khiến mình đau khổ ở quê nhà nhưng lại không "ý thức" được thứ đang chờ đón họ phía trước.

Chuyến băng rừng khiến cho không ít người đối mặt với ranh giới sinh-tử cận kề: Sốt rét rừng, quần áo rách rưới, họ đã không ăn và ngủ trong nhiều ngày. Một số khác, vì khát quá đã phải uống nước vũng bẩn rồi sinh bệnh sau đó ít lâu.' - Jason Motlagh ghi lại.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 11.

Đôi chân nhăn nheo vì đi trong đôi giày thấm nước nhiều ngày trong rừng. Photo: Jason Motlagh.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 12.

Đoàn người di cư nghỉ giữa rừng. Photo: Jason Motlagh.

Ebrima, một người đàn ông người Gambia (một quốc gia vùng Tây Phi) đã bỏ lại người vợ đang mang bầu cùng hai đứa con thơ để trốn chạy khỏi những rắc rối ở quê nhà để có mặt ở đây.

Tuy nhiên, Ebrima cũng không tiên liệu được hiện thực mà mình đang phải trải qua: "Băng rừng là chuyện chẳng hề đơn giản, tôi biết, nhưng, băng qua khu rừng này là thử thách mà tôi chưa từng đối mặt."

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 13.

'Jason Motlagh là một nhà báo, nhà văn, nhiếp ảnh gia và nhà làm phim, người cộng tác cho các tờ báo nổi tiếng của Mỹ như The Economist, The Washington Post, The New Republic, The Atlantic, U.S. News & World Report.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 14.

Còn đối với tôi, tôi làm phim và nhiếp ảnh để thỏa mãn niềm đam mê phiêu lưu đến những vùng đất hoang dã đã ăn sâu vào máu thịt mình.

Khám phá Darién Gap trở thành mục tiêu số 1 của tôi ngay sau khi tôi đọc cuốn sách "The Longest Walk" của nhà thám hiểm người Anh George Meegan, kể về chuyến hành trình của chính ông đi từ Tierra del Fuego (Nam Mỹ) đến Alaska (Bắc Mỹ), nơi ông sống sót khi băng qua cả rừng già Darién Gap "chết chóc".

Khi tôi gặp Jason Motlagh ở Kabul (thủ đô của Afghanistan) năm 2008, anh ấy mới chỉ 27 tuổi. Ấn tượng về anh và có chung niềm đam mê phiêu lưu đã giúp chúng tôi thường xuyên liên lạc, để rồi ấp ủ cùng nhau thực hiện một dự án phim tài liệu chung.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 15.

Đường rừng già nguyên sinh dày đặc của Darién Gap.

Cuộc gọi đầu năm 2016 của Jason Motlagh khi anh đề cập đến chuyện băng rừng Darién Gap đã đưa tôi và anh ấy đến đây.' - Roger Arnold nói.

'Chúng tôi mất 9 tháng khó khăn để lên kế hoạch và triển khai chuyến khám phá khu rừng nguy hiểm bậc nhất thế giới này. Không chỉ phải chuẩn bị trang thiết bị, nhu yếu phẩm, sự liều lĩnh, thậm chí cả tâm lý chấp nhận mọi rủi ro xảy ra trong quá trình băng rừng, chúng tôi còn phải sắp xếp để có được sự đồng ý của lực lượng biên phòng ở mép rừng bên phía Panama (nơi hành trình kết thúc nếu thành công) và đội du kích của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) cắm chốt ở cả hai vùng biên giới, cũng như có được "tấm bản đồ" băng rừng bằng đường mòn của dân bản địa.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 16.

Một đoàn thám hiểm đi vào rừng Darién Gap. Photo: Expert Vagabond.

Vì lực lượng biên phòng không hề "chào đón" dân di cư đi "nuôi mộng" đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn ở nơi xa vời nào đó, họ chỉ đơn giản là nhận chỉ thị của Tổng thống Panama đã ban hành đạo luật cấm di cư qua Darién Gap: Tất cả những ai bị lực lượng biên phòng nơi đây bắt giữ đều buộc phải quay đầu lại.

Còn lực lượng FARC chuyên trách kiểm soát những cuộc vượt biên trái phép và bắt giữ mọi đối tượng tội phạm liên quan đến cướp bóc, buôn bán người và thuốc phiện.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 17.

Đội của Jason Motlagh đang dùng hết sức đẩy thuyền tiến sâu vào rừng Darién Gap trên đoạn đường đầu của rừng. Photo: Carlos Villalon.

Carlos Villalon, nhiếp ảnh gia kỳ cựu thuộc team của Jason Motlagh cho biết, anh đã trải qua nhiều lần "vào sinh ra tử" trong làn bom đạn ở Afghanistan và nhiều khu vực thường xuyên xảy ra giao tranh khác trên thế giới, tuy nhiên, đối mặt với vùng đất "lành ít dữ nhiều" này, anh đã phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Đây là lần thứ ba Carlos Villalon quyết tâm chinh phục Darién Gap. Hai lần trước đều thất bại vì một số lý do khách quan.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 18.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 19.

Loài bọ cạp cực độc trong rừng Darién Gap.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 20.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 21.

Đến cây cối trong rừng Darién Gap cũng biết tự vệ.

Cái chết của Jan Philip Braunisch chỉ là một ví dụ về sự nguy hiểm của chốn "thâm sơn cùng cốc" này. Còn nhiều mối đe dọa mà đối với cả những người chuyên vượt rừng cũng không tưởng tượng hết.

Cây bút Robert Young Pelton của National Geographic đã gọi Darién Gap là "Đỉnh Everest của phượt thủ" (ý chỉ sự nguy hiểm, khó khăn của khu rừng "chết chóc" vùng Trung Mỹ).

Không mất mạng, không nguy hiểm sao được khi sâu bên trong rừng già là những mối nguy hiểm chết người luôn rình rập.

Sở dĩ, người ta gọi thêm thuật ngữ "Gap" cho khu rừng này là vì nó giống như "eo biển" ngăn trở các quốc gia vùng Nam Mỹ với các quốc gia vùng Trung Mỹ và Bắc Mỹ ở phía trên.

Nếu không tính đường biển và đường hàng không, thì rừng Darién Gap chính là "tấm vé" mà những người di cư, bọn tội phạm và nhiều thành phần khác buộc phải đi qua để đến với các quốc gia ở Trung và Bắc Mỹ.

Lực lượng biên phòng Panama thì nhận lệnh ngăn chặn mọi thành phần vượt biên từ tổng thống nước này là một nhẽ. Ngay bản thân khu rừng đã khiến những người gan dạ nhất cũng phải run sợ.

Đầu tiên, vì là rừng nhiệt đới và là rừng già nên Darién Gap có hệ thống thực vật và động vật phong phú, dày đặc. Trong rừng, những loài rắn rết độc, nhện độc, ếch độc, bọ cạp, kiến rừng và vô số yếu tố tự nhiên khác đều có thể khiến một người mất mạng.

Chưa hết, lượng mưa dồi dào hàng năm biến Darién Gap trở thành một trong những nơi ẩm ướt nhất hành tinh. Kết quả là, việc đi bộ băng rừng trở nên "bất khả thi" hơn bao giờ hết: Đường đi trơn trượt; đầm lầy sụt lún, và dễ dàng đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng...

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 22.

Đoàn người di cư trên thuyền theo dòng Cacarica đi lên bìa rừng Darién Gap. Photo: Carlos Villalon

Khi các thiết bị công nghệ tối cần thiết như điện thoại vệ tinh và GPS trở nên "bất lực" trong rừng, hay thậm chí, bạn không có một bản đồ cụ thể thì việc lạc và chết trong rừng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngoài ra, có những đoạn vì cây cối rậm rạp, ẩm thấp khiến cho ánh sáng Mặt trời khó rọi xuống càng khiến cho không khí trong rừng thêm u tối, dày đặc. May mắn thì có nhiều đoạn trên cao, cây thưa, ánh Mặt trời vẫn rọi xuống được. Việc băng qua quãng đường dài 150km dễ khiến người ta mệt lả vì đói, khát và thiếu dưỡng khí.

Tất nhiên, không thể không kể đến đội du kích hàng nghìn người của Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), từ lâu đã thiết lập các trại trú ẩn ở cả hai vùng biên giới nhằm kiểm soát việc buôn bán người và thuốc phiện, hay các đối tượng vượt biên bất hợp pháp.

Điều tất yếu nữa, một người hoàn toàn có khả năng chạm trán với bọn tội phạm buôn lậu trong rừng. Chúng có thể thẳng tay cướp, giết bất cứ lúc nào.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 23.

Từng đấy yếu tố khách quan của rừng rậm Darién Gap đã đủ biến nó trở thành nơi đáng sợ và nguy hiểm bậc nhất hành tinh.

Đoạn nhật ký băng rừng mà Jason Motlagh ghi lại là minh chứng cho thấy họ phải trải qua "địa ngục trần gian" khủng khiếp như thế nào.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 24.

Những người di cư từ Bangladesh và Nepal phải dùng cây rừng làm gậy để đi cho đỡ mệt. Photo: Carlos Villalon

'Tôi đã băng qua rất nhiều khu rừng nhiệt đới trên Trái Đất, từ Miến Điện cho đến Borneo nhưng không nơi nào khốc liệt như ở Darién Gap. Một khi đã dấn thân vào khu rừng này, ranh giới giữa sự đông đúc của con người và vẻ hoang vắng của "lãnh địa đen" này dễ khiến con người cảm thấy cô quạnh.

Những đoàn băng rừng đầy hào hứng, sức mạnh, nhu yếu phẩm ư? Bạn chỉ có thể nhìn thấy trong phim thôi. Một khi đã vào khu rừng đáng sợ nhất hành tinh này, tin tôi đi, bạn chỉ ước ý chí mình không được chết thôi!

Trong rừng Darién Gap, nhiệt độ ban ngày lúc nào cũng 32 độ C, độ ẩm luôn ở mức 90%. Mang trên vai chiếc ba lô nặng 20kg, bên dưới là đôi chân tê cứng vì đôi giày ngấm nước và bùn, con đường không lối mòn trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.

Một ngày, sau khi tìm địa điểm dừng chân, chúng tôi bắt đầu đốt lửa sưởi ấm, nấu cơm ăn kèm với đồ hộp rồi hong khô giày để sớm ngày mai lại tiếp tục hành trình bất tận.

Vì đã hết nước dự trữ và chưa tìm thấy con sông suối nào, chúng tôi buộc phải uống nước ở vũng. Nước bẩn khiến cho cổ họng chúng tôi chực nôn ra tất cả mọi thứ vừa kịp nuốt vào. Nhưng, với những ai đi rừng đều hiểu, khi bụng đói, bạn sẽ chẳng làm được điều gì hết. Chúng tôi đành phải bịt miệng, bịt mũi để không lãng phí nguồn calo ít ỏi, hiếm hoi vừa mới nạp vào.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 25.

Màn đêm buông xuống cũng là lúc "cơn ác mộng" của cả đoàn mới thực sự xuất hiện. Nhiệt độ hạ xuống nhanh chóng. Trong rừng, muỗi, kiến, rắn, rết nhiều khủng khiếp.

Vì không trang bị đủ vật dụng nên một số người trong đoàn di cư phải ngủ bên ngoài trại, có người còn nằm co ro dưới gốc cây, người nằm trên cành cây để tránh rắn, rết.

Còn có ngày, một vài thành viên trong đoàn bị sốt rét, lương thực thì dần cạn, ai cũng mệt vì đói và bệnh tật, những người khỏe còn lại chịu trách nhiệm đeo ba lô và dìu người ốm. Những cái bóng in dưới đám lá rừng trở nên nặng nề hơn bao giờ. 

Từ những người xa lạ, đến từ châu Á, châu Phi và nước Mỹ, chúng tôi dần trở nên "cần có nhau" như thế.

Đối với những kiếp người di dân, trước khi chạm tay đến "giấc mơ Mỹ", họ phải trải qua chuyến băng rừng "thập tử nhất sinh". Sinh mạng của họ có thể phải "để lại" ở chốn hoang lạnh quê người.

Biệt ly gia đình. Biệt ly cả sự sống để mong giải thoát hiện tại. Liệu có đáng?'

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 26.

Trong chuyến hành trình dài ngày ấy, một vài thành viên trong đoàn di cư đã khóc. Nước mắt rơi trên đôi gò má xanh xao vì sốt rét rừng.

Có người bị thương chảy máu ở chân. Có người đói khát và mệt mỏi. Khi tiếng khóc của một người vang lên, tất thảy như muốn bỏ lại giấc mơ về "miền đất hứa". Lúc đó, họ muốn từ bỏ tất cả, chỉ để được dừng chân lại, nghỉ ngơi và trút sinh khí cuối cùng tại một gốc cây nào đó.

Sợ hãi. Đau đớn. Đói khát. Mọi thứ được chứa đựng trong những dòng nước mắt mặn chát của những người đàn ông khi đó. Hiện thực mà họ phải đối mặt trở nên quá sức đối với họ.

Thế nhưng, bằng một sức mạnh nào đó, họ lại đứng lên. Và không bỏ cuộc.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 27.

Có lẽ, tia sáng duy nhất tồn tại ở chốn hoang dã tăm tối, chứa đựng vô vàn nguy hiểm chết người này là một phần nơi đây là nơi cư trú của người Afro-Colombia (người Colombia bản địa có tổ tiên ở châu Phi) và người Wounaan (dân bản địa bán du mục ở Panama). 

Nhờ sinh sống lâu năm mà người Wounaan đã tạo nên những con đường mòn kết nối hai biên giới với nhau trong rừng Darién Gap.

Sau nhiều ngày băng rừng, vượt suối, cuối cùng chúng tôi cũng chỉ còn cách biên giới Panama vài giờ đi bộ. Đó là tia sáng đắp thêm hy vọng cho đoàn chúng tôi để không ai phải bỏ mạng giữa chốn "rừng thiêng nước độc" này.

"Tôi chỉ muốn thoát khỏi nơi này", một người di cư trong đoàn vừa thở vừa nói.

Chưa đầy hai giờ sau, chúng tôi tới Palo de Letras, cột mốc bằng tháp đá, đánh dấu biên giới giữa Colombia và Panama, cả đoàn reo lên đầy hy vọng.

Một số người di cư giơ tay chào mừng và thốt lên "Tạ ơn trời!" Những người khác chụp ảnh lưu niệm bằng điện thoại.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 28.

Môi ngôi làng của dân bản địa gần rừng Darién Gap.

May mắn đã mỉm cười với cả đoàn người băng rừng khi trải qua những ngày tháng khó khăn nhất trong đời, họ đã đến được biên giới phía bên kia (Panama) của Darién Gap.

Tuy nhiên, đó là với đội làm phim Dateline của Jason Motlagh. Còn đối với đoàn di cư, câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Không chỉ mệt lả vì đói, khát và trải qua nhiều ngày "thập tử nhất sinh" vì băng rừng, nhóm di cư 20 người, có người bệnh tật, có người như cạn sức sống, nhanh chóng sụp đổ khi lực lượng biên phòng không cho phép họ đi qua biên giới.

Giấc mơ "chạm tay" đến vùng đất xa xôi tắt lịm trong chốc lát. "Bóng tối" của hiện thực đổ ụp lên những kiếp người đau khổ. Quần áo rách rưới, đói ăn... Rồi đây, số phận họ sẽ ra sao khi phải quay đầu lại chốn nguy hiểm kia...

"Mọi người đều trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Nếu bắt họ quay trở lại rừng thì chẳng khác nào bảo họ đi vào chỗ chết", Jason Motlagh nói khó với đội du kích những mong họ cho đội di cư đến Panama.

"Đó là lệnh của tổng thống!".

Không ngần ngại.

Không cảm thông!

Không lối thoát.

Thứ cuối cùng hiện lên trong đôi mắt của những con người đáng thương kia là sự u tối. Tựa như thứ màu đen nhuộm tối khu rừng già mà họ khó khăn lắm mới băng qua.

....

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 29.

Băng rừng thiêng nước độc đến Mỹ: Đầu lâu ở cổng chào, du kích chặn đường ra! - Ảnh 30.

Trang Ly
Đỗ Linh
Carlos Villalon, Internet
Huffingtonpost, Pulitzercenter, SBS
Theo Trí Thức Trẻ16/02/2018